2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền thanh tra lao động cũng được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019, đó là những quyền gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 216 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, thanh tra lao động có các quyền sau:
Thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra của Tổng thanh tra chính phủ, Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Sở. Các quyết định này được ban hành khi có các dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc là các quyết định thanh tra lại vụ việc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
Thanh tra lao động tùy theo các cấp thực hiện một số nhiệm vụ tiêu biểu:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra
- Yêu cầu cơ quan chuyên môn về lao động đồng cấp thực hiện báo cáo về công tác thanh tra, tổng hợp kết quả về công tác thanh tra
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra đối với các thanh tra cấp dưới
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các chủ thể có thẩm quyền
- Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động
- Thanh tra vụ việc cụ thể do chủ thể có thẩm quyền giao (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của chủ thể có thẩm quyền
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trong đó, hoạt động thanh tra theo quyết định có thể được thực hiện để giải quyết một vụ việc cụ thể, giải quyết tố cáo, khiếu nại hoặc đơn giản là thanh tra việc thực hiện chính sách, chấp hành pháp luật.
Trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe doạ an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc, thanh tra lao động được quyền thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền mà không cần phải bao trước cho bất kỳ chủ thể nào khác.
Đây là một trường hợp đặc biệt mang tính khẩn cấp, khi đó nếu không kịp thời thực hiện công tác thanh tra thì có thể khiến người lao động gặp nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe, hoặc trực tiếp bị ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm nên công tác thanh tra được thực hiện gấp rút và tối giản hóa trình tự. Việc không báo cho bất kỳ chủ thể nào bao gồm người sử dụng lao động, người lao động cũng đảm bảo tính khách quan cho hoạt động thanh tra, tránh tình trạng báo trước, dàn xếp, giấu sai phạm, vi phạm. Thông thường, việc thực hiện thanh tra trong các trường hợp này đều có các dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, việc thanh tra như một cách xác minh vi phạm và mức độ vi phạm của người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động hay các vi phạm nghiêm trọng khác như nạn quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động tại nơi làm việc.
Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 quy định khá khái quát về quyền thanh tra lao động, các quyền chi tiết về thanh tra được quy định trong Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh