2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, tạm hoãn hợp đồng trong thời kỷ thai sản. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin được trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 có quy định về trường hợp người lao động nữ mang thai được tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đạt điều kiện sau: Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định người lao động nữ phải nghỉ để dưỡng thai thì tức là thai nhi của người lao động nữ đang gặp các vấn đề nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động nữ. Trong trường hợp này, người lao động nữ và người sử dụng lao động không thể ép buộc người lao động tiếp tục thực hiện công việc vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng không chỉ của mình người lao động mà còn cả thai nhi của người lao động. Đồng thời, người lao động đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì cũng có sức khỏe không tốt, không thể đảm bảo đáp ứng công việc của mình. Vì vậy, đây là điều kiện chứng minh người lao động có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo giấy xác nhận của cơ sở y tế.
Theo Khoản 2 Điều 138 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.”
Dựa trên quy định này:
- Thời gian tạm hoãn hợp đồng do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Ví dụ: Người lao động được cơ sở y tế chỉ định nghỉ thêm 05 tháng, nhưng người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng đến khi sinh, tức là sau 07 tháng, hoặc người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tối thiểu 05 tháng tạm hoãn thực hiện hợp đồng.
- Nếu người lao động không có chỉ định về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì người sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh