2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Hiến pháp năm 2013, Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận tổ quốc Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức chính trị - xã hội khác nhau bao gồm: Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam,… Trong đó hai tổ chức Công đoàn Việt Nam và Hội nông dân Việt nam cũng có các quyền và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 9, 10, 11 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH14 ngày 25/06/2015. Bản thân Mặt trận tổ quốc Việt Nam, theo Khoản 2 Điều 8 Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH14 ngày 25/06/2015, cũng có 05 quyền và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động sau:
Do Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh, liên kết nhiều tổ chức, trong đó có nhiều tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội, do đó tổ chức này phù hợp với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong xã hội. Mặt trận tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan (như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế) nhằm tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng nhóm người mà các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng tới, như với người lao động thông thường (Công đoàn Việt Nam), người chưa thành niên hoặc mới thành niên (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), người phụ nữ (Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam),…
Ngoài các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, Mặt trận tổ quốc Việt Nam còn có trách nhiệm phát triển các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển bằng kinh phí thu được của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Theo Điều 6 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 ngày 18/06/2020, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có quyền tham gia ý kiến khi xây dựng văn bản pháp luật cũng như có quyền phản biện xã hội đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, không ngoại trừ các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
Do Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, mà một trong các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức chính trị - xã hội là bảo vệ thành viên thành viên của mình. Hầu hết người lao động lại là thành viên của Công đoàn Việt Nam – một trong các tổ chức – chính trị xã hội thuộc Mặt trận tổ quốc Việt Nam, nên để đảm bảo quyền lợi cho thành viên của mình, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có quyền cũng như trách nhiệm đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và triển khai công tác nghiên cứu khoa học đối với các cơ quan Nhà nước quản lý các cấp như Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam là một tổ chức, với sức ảnh hưởng của chính tổ chức đối với đoàn viên, hội viên của mình, có thể vận động các thành viên thực hiện công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Các thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, với tư cách là hội viên, đoàn viên, dễ dàng hiểu được cơ chế hoạt động cũng như tiếp cận được các thông tin do Mặt trận tổ quốc Việt Nam cung cấp, vận động. Vì vậy, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm này.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Thanh tra các cấp đặc biệt là Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, về các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Các cơ quan này sau đó sẽ tiến hành thanh tra theo quyết định của Chánh thanh tra và thực hiện các hoạt động còn lại trong giải quyết các hành vi vi phạm. Mặt trận tổ quốc Việt Nam không phải cơ quan quản lý Nhà nước, nên chỉ có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan quản lý về vấn đề này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh