2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động? Qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng Luật Hoàng Anh cùng làm rõ hơn vấn đề này.
1. Khái niệm người lao động
Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Luật lao động 2019 quy định:
“ Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”
Như vậy, Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
2.1. Quyền của người lao động
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 5 Luật lao động 2019:
“ Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Có thể thấy, đối với người lao động, quyền tự do việc làm là một trong những quyền quan trọng và được quan tâm hàng đầu, bao gồm quyền hưởng lương, quyền được đảm bảo an toàn vệ sinh, lao động. Ngoài ra, người lao động còn có các quyền khác như quyền tham gia công đoàn, quyền đình công, ... cũng là nhưng quyền quan trọng và là cơ sở để bảo vệ các quyền lợi của người lao động khi có phát sinh tranh chấp lao động.
2.2. Nghĩa vụ của người lao động
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 5 Luật lao động 2019:
Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác: Đây là hai loại thoả thuận quan trọng, quyết định quan hệ lao động của hai bên. Trong các thoả thuận của hợp đồng lao động nêu rõ những nghĩa vụ cụ thể cho từng bên phù hợp với đặc điểm, tính chất nguyện vọng mang tính cá nhân, bản chất nghĩa vụ theo hợp đồng lao động của các mối quan hệ lao động là giống nhau. Tuy nhiên đối với mỗi hợp đồng cụ thể sẽ ghi nhận những nội dung, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể, tuỳ thuộc vào vấn đề hai bên quan tâm.
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động: Luật lao động yêu cầu người lao động, và người sử dụng lao động thực hiện các cam kết, ngoài ra do đặc điểm và yêu cầu của sản xuất, kinh doanh với mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả, vì sự ổn định và trật tự doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nên pháp luật quy định người sử dụng lao động được quyền quản lý người lao động.
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động: Nội dung của quy định này đề cập tới nghĩa vụ đối với Nhà nước – chủ thể thứ ba trong quan hệ lao động. Người lao động cần tuân thủ, thực thi đúng và đầy đủ quy định về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quy định có liên quan đến hai lĩnh vực bảo hiểm nêu trên.
Các nghĩa vụ của người lao động được Bộ luật quy định có ý nghĩa xác định nguyên tắc chung cho việc quản lý và bảo đảm quyền, lợi ích của người sử dụng lao động, trong đó bảo đảm tuân theo kỷ luật lao động là rất quan trọng, giúp người sử dụng lao động có căn cứ quản lý lao động đế duy trì quan hệ lao động được ổn định vì mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh