2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 9 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Công đoàn có 08 quyền và trách nhiệm trong công tác an toàn vệ sinh lao động, trong đó:
Công đoàn là tổ chức đại diện người lao động. Trước khi Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 có hiệu lực, Công đoàn vẫn được coi là tổ chức đại diện người lao động duy nhất tại Việt Nam, đồng thời cũng là một tổ chức chính trị - xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, được phân cấp từ trung ương đến địa phương, và có số lượng thành viên đông đảo. Do đó, khi các cơ quan Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động, đặc biệt về an toàn, vệ sinh lao động, thì Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp ý kiến, “tiếng nói” của người lao động đối để xây dựng các quy định liên quan đến lao động.
Đây là hai trách nhiệm khác nhau của Công đoàn với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giảm sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động và với người sử dụng lao động.
- Công đoàn phải tham gia, phối hợp với cơ quan Nhà nước (thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động và người sử dụng lao động.
- Công đoàn phải tham gia xây dựng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy,… khi người sử dụng lao động xin ý kiến.
- Cử đại diện tham gia điều tra tai nạn lao động nhằm đảm bảo việc điều tra khách quan, không làm ảnh hửng đến quyền của người lao động.
Công đoàn là tổ chức đại diện người lao động và mang tính chất tập thể nên có tiếng nói hơn so với cá nhân người lao động. Đồng thời, tổ chức đại diện người lao động sinh ra để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Khi người lao động là thành viên của Công đoàn đang gặp khó khăn, nguy hiểm, gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng khi làm việc, Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (kể cả ngừng việc cho người lao động). Việc yêu cầu này cần được thực hiện một cách khẩn cấp sau khi phát hiện ra mối nguy hiểm vì nếu chậm thực hiện thì người lao động có thể phải hứng chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Về cơ bản, người lao động có nghĩa vụ phải chấp hành nội quy, quy định, quy trình biện pháp an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành, tuy nhiên không có chế tài nếu người lao động không thực hiện, mà chỉ có mức độ rủi ro cho người lao động tăng. Nhiều người lao động vẫn chủ quan và cho rằng các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là không cần thiết, dẫn đến không chấp hành đúng các quy định trên. Công đoàn, với số lượng thành viên lớn, là tổ chức gần gũi nhất với người lao động, có khả năng vận động, thuyết phục người lao động một cách hiệu quả nhất. Vì thế, vận động người lao động thực hiện đúng theo các quy định về an toàn, vệ sinh lao động cũng là một trong các trách nhiệm của Công đoàn.
Trên đây là 04 trên 08 quyền và trách nhiệm trong công tác an toàn vệ sinh lao động của Công đoàn, để biết thêm về 04 quyền và trách nhiệm còn lại, xin tham khảo: Quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như thế nào? (Phần 2)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh