2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như thế nào? (Phần 1) đã trình bày 04 quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 quyền và trách nhiệm còn lại của Công đoàn liên quan đến công tác này.
Theo Điều 9 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015:
Khi người lao động bị xâm phạm quyền được làm việc trong môi trường, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, tức là không chỉ có một người lao động mà nhiều người lao động không được đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động. Công đoàn với tư cách là một tổ chức, có quyền đại diện cho tập thể người lao động bị xâm phạm về quyền, thực hiện quyền khởi kiện theo Khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015. Đặc biệt, khi người lao động bị xâm phạm về quyền, lợi ích trực tiếp (làm việc trong môi trường, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động), đối với những cá nhân người lao động, việc khởi kiện người sử dụng lao động trong các trường hợp này rất khó khăn do giải quyết tranh chấp qua tòa án tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc.
Tuy nhiên, Công đoàn chỉ thực hiện quyền này trong 02 trường hợp:
- Tập thể nhiều người lao động bị xâm phạm quyền (trong đó có thể có quyền liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động).
- Người lao động yêu cầu ủy quyền cho Công đoàn đại diện khởi kiện.
Với số lượng thành viên đông đảo, và được sự hỗ trợ của Nhà nước, Công đoàn có nguồn lực mạnh và có đủ khả năng để đầu tư cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động hoặc khuyến khích người lao động trong quá trình lao động có sự sáng tạo, nghiên cứu để tạo ra các phương pháp, sản phẩm giúp phát triển an toàn, vệ sinh lao động.
Việc kiến nghị các giải pháp chăm lo, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng là một trong các trách nhiệm của Công đoàn do Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, và Mặt trận tổ quốc Việt Nam có nghĩa vụ này.
Công đoàn có khả năng tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thi đua nâng cao tinh thần lao động cho người lao động. Đây là một lợi thế có thể tận dụng để nâng cao hiểu biết, khả năng thực hiện an toàn, vệ sinh lao động của người lao động tại nơi làm việc. Vì vậy, Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước (chuyên môn hoặc quản lý) tham gia công tác tổ chức các phong trào về an toàn, vệ sinh lao động cũng như hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
Việc khen thưởng đối với thành viên của Công đoàn phải được quy định trong điều lệ chung của Công đoàn cũng như pháp luật về Công đoàn. Theo Điều 24, Hướng dẫn thi hành điều lệ Công đoàn số 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2020 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các đối tượng có thể được khen thưởng gồm:
- Thành viên của Công đoàn
- Tổ chức Công đoàn các cấp
- Những người không phải là thành viên Công đoàn nhưng có cống hiến cho Công đoàn
Trên thực tế, việc khen thưởng liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động chủ yếu dành cho tổ chức Công đoàn các các cấp do khả năng quản lý, hỗ trợ phát triển an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương, cơ sở, hoặc các trường hợp cá nhân thành viên của Công đoàn có hoạt động đặc biệt xuất sắc trong thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh