2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hội đồng trọng tài lao động được thành lập với nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động, các thành viên trong Hội đồng được bổ nhiệm và được hưởng chế độ riêng biệt. Vậy, số lượng thành viên của Hội đồng trọng tài lao động như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 2 Điều 185 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, số lượng thành viên của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tức chủ thể duy nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động) quyết định, nhưng ít nhất là 15 người bao gồm Chủ tịch Hội đồng trọng tài, Thư ký và các thành viên khác. Các thành viên này đều phải là trọng tài viên.
Trong ít nhất 15 người này, được phân chia tỷ lệ ngang nhau do các bên có thẩm quyền để cử:
Phải có tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) đề cử. Trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và thư ký Hội đồng, do 02 chủ thể này trước khi là thành viên của Hội đồng trọng tài lao động thì thực hiện công việc, nhiệm vụ tại cơ quan chuyên môn về lao động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội). Trong đó, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải là lãnh đạo tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tức là Giám đốc Sở hoặc Phó Giám đốc sở. Thư ký Hội đồng phải là công chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đã thực hiện công việc, nhiệm vụ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và sau khi tham gia vào Hội đồng trọng tài lao động với tư cách thư ký thì thực hiện nhiệm vụ của thư ký theo chế độ chuyên trách.
Công đoàn là một tổ chức đại diện người lao động, trước đây là tổ chức đại diện người lao động duy nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên theo Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, hiện nay có nhiều tổ chức đại diện người lao động được thành lập tại cơ sở, Công đoàn tại cơ sở không phải là tổ chức đại diện duy nhất tại cơ sở nữa. Tuy nhiên, chưa có quy định về các tổ chức đại diện người lao động có mức độ hoạt động theo hệ thống lớn như Công đoàn, tức hoạt động từ cấp tổng Liên đoàn đến cấp cơ sở. Do Công đoàn là tổ chức đại diện người lao động, cán bộ chuyên trách tại Công đoàn được đào tạo và thực hiện các công việc liên quan đến lao động thường xuyên liên tục, vì vậy có các kinh nghiệm thực tế, sâu sắc về lĩnh vực này. Do vậy, Công đoàn cấp tỉnh được đề cử ít nhất 05 thành viên cho Hội đồng trọng tài lao động.
Nếu Công đoàn là tổ chức đại diện người lao động có quyền đề cử thành viên cho Hội đồng trọng tài lao động, thì để đảm bảo tính công khai, khách quan khi Hội đồng trọng tài lao động hoạt động thì cần có các thành viên đại diện cho người sử dụng lao động hoạt động trong Hội đồng trọng tài lao động. Các thành viên này được cử từ các tổ chức đại diện người sử dụng lao động như Liên minh hợp tác xã Việt Nam (qua cấp tỉnh), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (qua chi nhánh tại tỉnh). Các thành viên chuyên trách của tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cũng tương tự như các thành viên chuyên trách của Công đoàn, làm việc trong môi trường liên quan đến lao động, có các kiến thức thực tiễn về vấn đề lao động. Do đó, tổ chức đại diện người sử dụng lao động được đề cử thành viên của mình là hợp lý, đồng thời, để đảm bảo sự cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động, nếu Công đoàn được cử ít nhất 05 người thì tổ chức đại diện người lao động cũng được cử ít nhất 05 người.
Trên đây là 03 chủ thể có quyền đề cử thành viên cho Hội đồng trọng tài lao động. Cần chú ý số lượng người được đề cử từ các chủ thể này là cân bằng. Ví dụ như Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử 07 người thì Công đoàn cấp tỉnh và Tổ chức đại diện người sử dụng lao động cũng phải đề cử số lượng tương ứng là 07 người. Ngoài ra, tuy các chủ thể trên có quyền đề cử, nhưng người có quyền bổ nhiệm các thành viên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh