Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:02 (GMT+7)

Bài viết giải thích về sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Phần 1)

Theo Điều 42 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng với 08 trường hợp chi trả sau:

1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chi trả chi phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động (giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động) bởi Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cả trường hợp được người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định thương tật, bệnh tật, và trường hợp người lao động tự đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà không có sự giới thiệu của người sử dụng lao động. Tuy nhiên trường hợp người lao động tự đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà không có sự giới thiệu giới thiệu của người sử dụng lao động thì phải có kết quả giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không chi trả toàn bộ các khoản phí về giám định cho người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động trong 02 trường hợp trên phần còn lại mà Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa tri trả.

2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ

Trợ cấp một lần ở đây là trường hợp người lao động được hưởng bù đắp về thu nhập tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giải quyết bảo hiểm trong một lần duy nhất, theo yêu cầu của người lao động.

Trợ cấp hàng tháng, khác với trợ cấp một lần, được chia nhỏ ra và chi trả cho người lao động hằng tháng cho người lao động có đủ điều kiện nhận trợ cấp bảo hiểm hằng tháng.

Hai trường hợp trên đều là trường hợp có thể áp dụng chung cho trợ cấp Bảo hiểm xã hội, tuy nhiên riêng đối với trợ cấp phục vụ chỉ áp dụng đối với trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đối tượng áp dụng là người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần, tức là người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến mất khả năng lao động, sinh hoạt cá nhân. Trợ cấp phục vụ phát sinh nhằm đảm bảo người lao động có đủ khoản tiền để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Trong trường hợp người lao động bị thương nặng dẫn đến phải có phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (ví dụ: Tay giả, mạng nhựa tay, chân giả, nẹp đùi, nẹp cẳng chân, áo chỉnh hình, xe lăn, nạng,…) theo chỉ định của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh, nơi phục hồi chức năng. Các chi phí mua các phương tiện, dụng cụ này được chi trả bởi Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu người lao động tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như có đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải trải qua quá trình dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Quá trình dưỡng sức, phục hồi sức khỏe này cũng đòi hỏi người lao động phải chi trả các khoản tiền thuốc men, tiền khám, chữa bệnh. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả một khoản tiền dựa trên mức lương cơ sở của người lao động để đảm bảo người lao động có thể dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một cách nhanh nhất.

Xem thêm: Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào? (Phần 2)

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư