2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay, cùng với quan hệ cung cầu ngày càng lệch theo hướng thừa nguồn cung lao động, vấn đề tất yếu sẽ dẫn đến những mau thuận về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những mâu thuẫn đó nếu không được xử lý kịp thời sẽ trở thành tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cũng là một loại tranh chấp xảy ra khá phổ biến hiện nay. Vậy tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là gì? Chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019
Trên cơ sở của quy định của các Bộ Luật lao động trước đây, Bộ Luật lao động 2019 đã đưa ra định nghĩa về tranh chấp lao động như sau:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Theo đó, tranh chấp lao động trước hết phải là một tranh chấp nghĩa là có sự xung đột, bất đồng trong quan hệ lao động được thể hiện ra bên ngoài. Đây là loại tranh chấp về các vấn đề liên quan đến quá trình lao động, tức là quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động giữa các bên, Không chỉ vậy, tranh chấp lao động còn bao gồm cả các xung đột liên quan đến học nghề, việc làm.... tức là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của các bên gồm người lao động và người sử dụng lao động.
Tóm lại, tranh chấp lao động là tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động trong quá trình thuê mướn, sử dụng lao động, bao gồm cả cá nhân và tập thể người lao động, đại diện các bên trong quan hệ lao động.
Các chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm: Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Trong đó phía người lao động gồm người lao động, người đại diện của người lao động dưới 15 tuổi, người giám hộ của người lao động,… Các chủ thể này có quyền giao kết hợp đồng lao động.
Phía người sử dụng lao động bao gồm đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người sử dụng lao động,… Các chủ thể này có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động.
Tổ chức đại diện người lao động bao gồm Công đoàn và tổ chức của người lao động tại cơ sở.
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động bao gồm hai chủ thể tiêu biểu là Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động có sự đối lập nhau. Quyền của người lao động là nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, ngược lại, nghĩa vụ của người lao động bảo đảm quyền của người sử dụng lao động. Tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động có nhiệm vụ bảo đảm quyền cho người lao động và người sử dụng lao động, cũng dẫn đến tình trạng tương tự như người lao động và người sử dụng lao động. Suy ra các tranh chấp giữa các chủ thể này với nhau về cơ bản xuất phát từ một bên vượt quá quyền của mình và một bên bị mất, cắt xén quyền của mình. Do đó các tranh chấp này chủ yếu giữa phía người sử dụng lao động (bao gồm tổ chức đại diện người lao động) và phía người lao động (bao gồm cả tổ chức đại diện người lao động). Rất ít khi xảy ra trường hợp tranh chấp lao động giữa người lao động và tổ chức đại diện người lao động, hay giữa tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người sử dụng lao động.
Tuy nhiên theo Bộ luật lao động 2019, hiện nay không chỉ Công đoàn mà có nhiều tổ chức đại diện người lao động khác nhau được thành lập và hoạt động tại cơ sở. Các tổ chức này đều làm các nhiệm vụ đại diện cho người lao động nhưng lại không hề liên kết với nhau, trừ trường hợp kết hợp để yêu cầu thương lượng tập thể khi tất cả các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không đạt đủ yêu cầu về số lượng thành viên để độc lập yêu cầu tổ chức thương lượng tập thể. Do đó, giữa các tổ chức này có thể có sự cạnh tranh nhất định, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Tranh chấp này cũng được gọi là tranh chấp lao động.
Một tranh chấp lao động phải được biểu hiện ra bên ngoài và biểu đạt rõ yêu cầu của một hoặc tất cả các bên về tranh chấp lao động đó. Các mâu thuẫn về quyền và lợi ích của chủ thể chưa bộc lộ ra bên ngoài mà mới chỉ trong suy nghĩ, trong tư duy thì chưa thể trở thành tranh chấp. Hình thức biếu hiện có thể bắt gặp như thể hiện thái độ của mình về tranh chấp, yêu cầu giải quyết tranh chấp....
Hiện nay, Bộ Luật lao động 2019 không đưa ra khái niệm riêng về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà chỉ quy định tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
- Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
- Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, có thể đưa ra khái niệm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như sau: Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể.
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp lao động tập thể bao gồm người sử dụng lao động hoặc tổ chức người đại diện người sử dụng lao động và tập thể lao động (hoặc tổ chức đại diện tập thể lao động).
Thứ hai, mục đích của tranh chấp lao động về tập thể là nhằm yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới (thường là có lợi hơn cho người lao động) so với quy định của pháp luật hoặc các văn bản có giá trị pháp lý khác trong nội bộ doanh nghiệp, đơn vị. Khác với tranh chấp lao đọng tập thể về quyền thường xảy ra do có sự vi phạm hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hay pháp luật lao động, tranh chấp lao đồng tập thể về lợi ích xảy ra khi tập thể lao động muốn đưa ra các yêu cầu trong thương lượng tập thể nhằm xác lập các điều kiện lao động mới.
Thứ ba, những thỏa thuận đạt được này thường được xác lập thông qua thương lượng tập thể và thường được ghi nhận bằng văn bản. Xuất phát từ đặc trưng của quan hệ lao động, mục đích cuối cùng của người lao động là có được với làm với thu nhập cao, mục đích của người sử dụng lao động là ổn định sản xuất từ đó nâng cao lợi nhuận, hầu hết những yêu sách của người lao động thường được xác lập thông qua thương lượng tập thể. Những thỏa thuận này sau đó thường được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể, làm căn cứ để áp dụng và giải quyết tranh chấp lao động nếu có sau này.
Thứ tư, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thường phát sinh khi không có sự vi phạm các quy định của pháp luật lao động, vi phạm thỏa ước lao động tập thể/thỏa thuận tập thể về lao động đã ký kết, Vì lợi ích là những vấn đề mà tập thể lao động cho rầng mình được hưởng nhưng khi đề nghị thì người sử dụng lao động không đồng ý khi thương lượng tập thể, từ đó phát sinh tranh chấp.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 179 Bộ luật lao động 2019, tranh chấp lao động về lợi ích xảy ra trong 02 trường hợp sau
Thương lượng tập thể là hoạt động đàm phán, thỏa thuận của các chủ thể người lao động, tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Nội dung đàm phán, thảo luận của thương lượng tập thể bao gồm những lợi ích dành cho người lao động như về việc tăng tiền lương, giảm thời giờ làm việc, nâng cao tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động,…
Trong quá trình người đàm phán, thỏa thuận, các bên tham gia các cuộc họp thương lượng tập thể, đồng thời tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến người lao động về các vấn đề được đem ra thảo luận, đàm phán. Thương lượng tập thể có nhiều kết quả khác nhau:
a. Thương lượng tập thể thành công: Nếu trong thời hạn quy định các bên tiến hành công bố thương lượng thành công thì các bên có thể tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể sau khi lấy ý kiến của người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nếu ký thỏa ước tập thể ngành, nhiều doanh nghiệp. Trường hợp này không dẫn đến tranh chấp lao động.
b. Thương lượng tập thể không thành:
- Quá thời hạn quy định về thương lượng tập thể nhưng các bên vẫn chưa đạt được kết quả thỏa thuận.
- Trong thời hạn quy định về thương lượng tập thể nhưng các bên ra tuyên bố thương lượng không đạt được thỏa thuận.
Trong trường hợp này, do kết quả thương lượng không thành, các vấn đề mà các bên tham gia thảo luận, đàm phán sẽ được giải quyết theo quy trình tranh chấp lao động về lợi ích.
Bản chất tranh chấp lao động tập thể về lợi ích này xuất phát từ các lợi ích mà người lao động hướng tới và muốn được nhận từ người sử dụng lao động nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến người sử dụng lao động dẫn đến các bất đồng và không thể có tiếng nói chung. Ví dụ: Tổ chức đại diện người lao động đưa ra ý kiến về việc giảm giờ làm cho người lao động từ 08 giờ 01 ngày xuống còn 07 giờ 01 ngày do người lao động làm công việc nguy hiểm, độc hại nhưng người sử dụng lao động cho rằng người lao động đã được nhận phụ cấp lao động trong môi trường nguy hiểm, độc hại và cũng được nghỉ đủ số ngày mà pháp luật quy định nên yêu cầu giảm số giờ làm việc là không hợp lý. Cuối cùng hết thời hạn quy định mà thương lượng tập thể vẫn chưa đạt được kết quả, vấn đề 02 bên thảo luận trở thành tranh chấp lao động về lợi ích.
Ngoài ra, trong quá trình thương lượng lao động tập thể, hoàn toàn có thể phát sinh các tranh chấp mới do các vấn đề tranh chấp có thể liên quan đến nhau. Ví dụ: 02 bên bắt đầu thương lượng tập thể bằng việc thảo luận về tiền lương, tuy nhiên trong quá trình thảo luận, bên tổ chức đại diện người lao động cho rằng người sử dụng lao động cho rằng thời gian làm việc tính lương của người sử dụng lao động là chưa hợp lý, dẫn đến tranh chấp giữa hai bên.
Một trong các trường hợp thương lượng tập thể không thành đó là một bên từ chối thương lượng tập thể, hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ các bên nhận được yêu cầu thương lượng tập thể từ chủ thể có quyền yêu cầu thương lượng tập thể mà các bên không tổ chức thương lượng tập thể.
Trên thực tế, trường hợp này thương lượng tập thể chưa được thực hiện. Các bên thể hiện quan điểm không muốn thảo luận, không muốn đàm phán bằng hành vi từ chối tham gia thương lượng tập thể hoặc không tổ chức thương lượng tập thể. Do hành vi thể hiện ý chí, các vấn đề mà các bên định giải quyết qua thương lượng tập thể không còn có thể xử lý bằng cách đàm phán, thỏa thuận được nữa, dẫn đến trở thành tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Theo Khoản 2 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, có 02 tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích, bao gồm:
Hòa giải viên lao động là cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, trong đó có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, các bên phải tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên đầu tiên nếu muốn giải quyết tranh chấp lao động. Quy trình, thủ tục của hoạt động này tương đối đơn giản, các bên tranh chấp chỉ cần gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Sở Lao động –Thương binh và Xã hội, Phòng lao động – Thương binh và Xã hội hoặc trực tiếp gửi đơn yêu cầu cho hòa giải viên lao động. Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền quản lý hòa giải viên (Sở Lao động –Thương binh và Xã hội, Phòng lao động – Thương binh và Xã hội) cử hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, hòa giải viên mở cuộc họp hòa giải với sự tham gia của các bên. Tại đây hòa giải viên lao động có trách nhiệm hỗ trợ, giúp các bên hòa giải, tìm tiếng nói chung, xóa bỏ tranh chấp, đưa ra phương án giải quyết tranh chấp cho các bên.
Về cơ bản, việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên tương đối nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của các bên tranh chấp. Đồng thời, với đặc tính của tranh chấp lao động tập thể về lợi ích liên quan trực tiếp đến hoạt động thương lượng tập thể. Mà thương lượng tập thể lại là hoạt động thảo luận, đàm phán giữa người lao động, tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động, vì vậy, việc tiến hành hòa giải thực tế mang tính chất như một lần thương lượng lại dưới sự giám sát, thúc đẩy, hỗ trợ của bên thứ ba trung lập là hòa giải viên lao động, cho nên nếu hòa giải thành công thì biên bản hòa giải thành được coi như là 01 thỏa ước lao động tập thể. Mà đã là thỏa ước lao động tập thể thì các bên phải tuân kết quả hòa giải thành, không như đối với hoạt động hòa giải tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền khi các bên có thể không thực hiện theo thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
Hội đồng trọng tài lao động là một tổ chức được thành lập bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên của tổ chức này bao gồm Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động, và các thành viên khác đều là trọng tài viên và cũng đều được bổ nhiệm bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hội đồng này có nhiệm vụ tương đối giống với hòa giải viên lao động: giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, trong đó có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tuy nhiên cách thức giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động rất khác so với hòa giải viên lao động.
Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, chỉ khi hòa giải không thành, hết thời hạn yêu cầu hòa giải thì mới được yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động. Hội đồng trọng tài lao động không tiếp nhận đơn nếu tranh chấp lao động về lợi ích không thuộc 02 trường hợp này. Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập Ban trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp cụ thể như nghiên cứu hồ sơ, tổ chức họp giữa các bên,… Cuối cùng Ban trọng tài lao động ban hành quyết định giải quyết tranh chấp lao động và gửi cho các bên. Trong quá trình này tổ chức đại diện người lao động không được đình công.
Tòa án nhân dân không có thầm quyền giải quyết trong loại tranh chấp này vì Tòa án nhân dân chỉ giải quyết tranh chấp khi các quyền và lợi ích trên thực tế đã bị xâm phạm, trong khi tranh chấp lao động tập thể về lợi ích xuất phát từ thương lượng tập thể, mà các vấn đề thỏa thuận trong thương lượng tập thể đều chưa thành các lợi ích, quyền cụ thể cho các chủ thể tham gia khi thương lượng tập thể không thành.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh