2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Có thể nhiều người không biết, người lao động được nghỉ để thực hiện biện pháp tránh thai. Vậy, thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp tránh thai của người lao động như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này:
Theo Khoản 1 Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
“1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.”
Người lao động nữ khi thực hiện các biện pháp tránh thai cũng được nghỉ theo quy định của pháp luật và dưới sự chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, đồng thời phải báo cho người sử dụng biết và cung cấp giấy khám sức khỏe cho người sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về thời gian nghỉ do thực hiện biện pháp tránh thai của người lao động nữ nhiều hơn so với thời gian mà cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định, nhưng không được quá giới hạn mà pháp luật quy định.
Vòng tránh thai là một loại dụng cụ y tế dùng để đặt vào tử cung của người phụ nữ, nhằm ngăn ngừa tạo bào thai. Dụng cụ y tế này bằng nhựa dẻo hoặc bằng đồng, phải được đặt vào tử cung thông qua các hoạt động tiểu phẫu. Sau quá trình tiểu phẫu, người được tiểu phẫu gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt cũng như cần theo dõi về vòng tránh thai và biến chứng. Vì vậy, người lao động cần phải được nghỉ ngơi sau tiểu phẫu. Pháp luật quy định người lao động được nghỉ 07 ngày, tức 01 tuần để đảm bảo người lao động nữ không gặp biến chứng sau tiểu phẫu khi đang thực hiện công việc, và làm ảnh hưởng đến công việc và môi trường lao động chung tại nơi làm việc.
Người lao động nam hoặc nữ thực hiện biện pháp triệt sản sử dụng các biện pháp: thắt ống dẫn trứng và thắt ống dẫn tinh. Về cơ bản đây là 02 biện pháp này không khác việc cắt đi một bộ phận trong cơ thể và cần phải thực hiện phẫu thuật và đòi hỏi kỹ thuật phẫu thuật cao cũng như thời gian phục hồi chậm, dễ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. So với đặt vòng tránh thai, thì các biện pháp triệt sản đòi hỏi thời gian phục hồi lâu hơn, do vậy, vì vậy, thời gian nghỉ cho người lao động trong trường hợp này là 15 ngày (hơn 02 tuần).
Thời gian nghỉ của người lao động nhằm phục hồi sau phẫu thuật, vì vậy tính cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, tết. Ví dụ: Người lao động nữ triệt sản được nghỉ 15 ngày, trong đó có 02 ngày nghỉ hằng tuần và 01 ngày nghỉ lễ, nhưng người lao động không được cộng thêm ngày nghỉ lễ vào số ngày nghỉ để thành 16 ngày nghỉ, số ngày nghỉ vẫn được giữ nguyên là 15 ngày (Theo Khoản 2 Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014).
Vậy, Nhà nước có quy định này nhằm đảm bảo chính sách giảm tăng dân số, kế hoạch hóa gia đình cũng như giúp người lao động trong quãng thời gian này được phục hồi sau phẫu thuật một cách ổn định hơn.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh