2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động nữ được pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội quy định cho phép nghỉ thai sản, khám thai, sẩy thai, nạo phá thai. Vậy thời gian nghỉ của người lao động nữ trong các trường hợp này như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
- Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014);
- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 (Bộ luật Lao động năm 2019).
Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ là cơ sở pháp lý mà người lao động khi thai sản được nghỉ việc hưởng trợ cấp. Nếu không có đầy đủ các điều kiện này thì người lao động không được hưởng các chế độ thai sản. Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản gồm:
"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội."
Vậy điều kiện chung để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý phải là người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội, đã phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Theo Khoản 1 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trong đó không quá 02 tháng nghỉ trước khi sinh. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Ví dụ: Người lao động dự sinh con vào ngày 20/11/2021, thì được nghỉ trước tối đa ngày sinh là 02 tháng, thì người lao động nghỉ từ ngày 21/09/2021, sau đó người lao động nghỉ đến ngày 20/03/2021. Nếu người lao động sinh đôi, người lao động được nghỉ tổng 07 tháng trong đó là 06 tháng nghỉ thai sản thông thường và 01 tháng cộng thêm cho đứa con thứ 02.
Khoản 5 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 và Khoản 1 Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nữ mang thai hộ được nghỉ thời gian như khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, và chế độ như người lao động nữ tự mang thai, nhưng không quá thời gian nghỉ của người lao động nữ trong trường hợp trên. Do bản chất người lao động nữ sinh hộ cũng là sinh con, thời gian đầu sau khi sinh người lao động nữ vẫn phải cho con bú sữa, và cũng phải trải qua quá trình sinh con nên tổn hại sức khỏe và cần thời gian hồi phục.
Khoản 5 Điều 139 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 và Khoản 2 Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động nữ mang thai hộ chỉ nghỉ 06 tháng từ thời điểm nhận con, không được nghỉ trước thời điểm người lao động nữ mang thai hộ sinh con. Nguyên nhân do người lao động nữ nhờ mang thai hộ không mất thời gian và sức khỏe khi mang thai, nhưng sau khi nhận con, người lao động phải chăm sóc cho đứa trẻ trong giai đoạn đầu, nhất là 06 tháng tuổi đầu trẻ em phải được bú sữa và chăm sóc đặc biệt.
Theo Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mục đích của thời gian nghỉ của người nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi là để chăm sóc đứa bé, khi quá 06 tháng đứa trẻ có thể cai sữa và thì người lao động hoàn thành mục đích của thời gian nghỉ. Quy định này đảm bảo sự công bằng, không phân biệt con đẻ, con nuôi, thể hiện sự phù hợp và thống nhất với các pháp luật khác.
Theo Khoản 3 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019:
“3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.”
Hết thời hạn nghỉ sinh con, Người lao động nữ nếu cảm thấy sức khỏe con, sức khỏe của bản thân chưa đủ ổn định để quay trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về một quãng thời gian nghỉ việc không hưởng lương.
Trường hợp lao động nữ muốn đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con thì phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý khi đã ít nhất được 4 tháng. Trong trường hợp này ngoài tiền lương, tiền công lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản cho đến hết thời gian nghỉ theo quy định của Pháp luật.
Mang thai là thời kỳ rất quan trọng và nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện chức năng làm mẹ của người phụ nữ. Khi có thai, người phụ nữ cần đến cơ sở y tế khám thai. Tại đây, các bác sỹ chuyên khoa theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như để phòng và điều trị kịp thời những bệnh lý có thể xảy ra trong quá trình thai nghén. Số lần khám thai được căn cứ vào quá trình phát triển của thai nhi. Khám thai đầy đủ, đúng định kỳ sẽ giúp người phụ nữ thực hiện chức năng làm mẹ an toàn. Theo Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.”
Để bảo vệ, chăm sóc lao động nữ khi có thai, cũng như khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, pháp luật về bảo hiểm xã hội nước ta quy định trong thời gian có thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi kiểm thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trong trường hợp người lao động có thai làm việc ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp 2 ngày cho mỗi lần khám thai, Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Quy định thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc góp phần hạn chế sự chuyển quyền của chủ sử dụng lao động, nhiều khi do yêu cầu công việc mà không đảm bảo
Thời gian nghỉ này là hợp lý vì người phụ nữ cần khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe thai nhi cũng như sức khỏe của sản phụ, phát hiện ra các vấn đề liên quan đến thai nhi và sản phụ để kịp thời khắc phục và có biện pháp. Những ngày tái khám thai được ấn định bởi cơ sở y tế, vì thế đó có thể không phải là ngày nghỉ, nên người lao động nữ cần có thời gian nghỉ để đi khám thai.
Theo Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian người lao động nghỉ do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý được chỉ định bởi cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, nhưng không được quá các khoảng thời gian sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên
Như vậy, thai càng nhiều tháng thì thời gian nghỉ của sản phụ càng dài. Do thai càng lớn và phát triển thì khi thai chết đột ngột hoặc bị đưa khỏi cơ thể sản phụ gây ảnh hưởng càng lớn đến cơ thể mẹ, có thể xảy ra nhiều biến chứng sau sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai.
Trước đây, người lao động khi thực hiện các biện pháp tránh thai nhằm mục đích kế hoạch hoa dân số thì các chế độ đối với họ nằm trong quỹ kế hoạch hoá dân số của y tế. Sau này, nhà nước chuyển sang thực hiện bảo hiểm xã hội đổi với họ và trong thời gian dài, các biện pháp như đặt vòng tránh thai, hút điều hoà kinh nguyệt, triệt sản được tính để hưởng chế độ ốm đau. Quy định như vậy là chưa hợp lý, vì về bản chất, những biện pháp này đều thuộc diện thai sản, đều ảnh hưởng đến tâm sinh lý và chức năng sinh sản của người lao động. Hơn nữa, mức hưởng chế độ ốm đau lại thấp hơn so với mức hưởng chế độ thai sản. Vì thế, pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành chuyển những biện pháp này sang chế độ thai sản để đảm bảo hơn sự công bằng đệ quyền lợi cho người lao động. Theo Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như sau:
- Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày.
- Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc 15 ngày.
Thời gian nghỉ việc cho các trường hợp trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và nghỉ hàng tuần.
Có thể nói, pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội chú ý đến nhóm người lao động nữ cũng như có các quy định đảm bảo người lao động nữ được nghỉ thai sản, khám thai, sẩy thai, nạo phá thai phù hợp để người lao động nữ chăm sóc sức khỏe cũng như có đủ thời gian phục hồi sức khỏe để quay trở lại làm việc.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh