2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều tra tai nạn lao động là hoạt động bắt buộc đối với các chủ thể có thẩm quyền tham gia điều tra về tai nạn lao động. Vậy thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 6 Điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động các cấp (cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp trung ương) được tính từ thời điểm nhận được tin báo, khai báo tai nạn lao động. Suy ra:
- Đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở do người sử dụng lao động thành lập thì thời điểm người sử dụng lao động nhận được tin báo từ những người chứng kiến tai nạn (người lao động cùng nơi làm việc, người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn), người bị tai nạn là thời điểm bắt đầu thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động.
- Đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh do Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập, thời điểm Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, và các chủ thể khác, hoặc từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo về điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở là thời điểm bắt đầu thời hạn điều tra tai nạn lao động của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, từ thời điểm nhận được khiếu nại, tố cáo về việc điều tra của Đoàn điều tra cấp tỉnh.
Tuy nhiên, theo Điểm d Khoản 6 Điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, trường hợp tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.
Ví dụ: Người lao động A bị tai nạn lao động chết người trong khi làm việc cùng người lao động B, có dấu hiệu cho thấy B cố ý làm A bị tai nạn nên cơ quan điều tra tiến hành xác định dấu hiệu tội phạm nhưng sau đó nhận thấy ở đây không có dấu hiệu B phạm tội. Trong trường hợp này thời hạn điều tra bắt đầu từ khi Đoàn điều tra nhận lại được toàn bộ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến tai nạn sau khi cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố, vì trong quá trình cơ quan điều tra xác định tội phạm cơ quan này có thể có các hoạt động phong tỏa hiện trường, khám nghiệm tử thi,… nên Đoàn điều tra không thể có được các tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến tai nạn.
Cũng dựa trên Khoản 6 Điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, thời hạn đối với từng cấp điều tra phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn lao động mà các Đoàn điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền giải quyết. Các Đoàn điều tra có thẩm quyền thì phải công bố biên bản điều tra tai nạn lao động trước khi hết thời hạn sau:
- Đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động: 04 ngày
- Đối với tai nạn lao động một người lao động bị thương nặng: 07 ngày
- Đối với tai nạn lao động từ hai người lao động bị thương nặng: 20 ngày
- Đối với tai nạn lao động chết người: 30 ngày
- Đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật, giám định pháp y: 60 ngày
Đối với các trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng (Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng, tai nạn lao động làm chết người, tai nạn lao động cần giám định kỹ thuật, giám định pháp y) thì thời gian điều tra có thể dài hơn thời hạn điều tra tùy vào tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tai nạn. Trong trường hợp này, Trưởng đoàn điều tra có trách nhiệm báo cáo về việc gia hạn và phải có được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra (người sử dụng lao động đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với Đoàn điều tra tai nạn lao đọng cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thủ trưởng cơ quan Nhà nước quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương) tai nạn lao động thì được gia hạn điều tra.
Tuy nhiên, theo Khoản 6 Điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, chỉ có thể gia hạn điều tra một lần duy nhất và thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn cho từng loại tai nạn lao động.
Ví dụ: Gia hạn điều tra tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ không quá 04 ngày do thời hạn điều tra tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là không quá 04 ngày.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh