Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:03 (GMT+7)

Bài viết giải thích về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh như thế nào?

1. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh

Theo Khoản 1 Điều 71 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH14 ngày 25/06/2015, cơ sở sản xuất, kinh doanh khi tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động phải thực hiện tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động:

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người lao động, công đoàn và các tổ chức có liên quan như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.

- Xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, độc hại như thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; thực hiện các hoạt động kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại tại nơi làm việc; quản lý vật tư, thiết bị, máy móc…

- Thực hiện các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động như điều tra tai nạn lao động, khai báo tai nạn lao động cho các cơ quan có thẩm quyền đối với các trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng, thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại cơ sở

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với các đối tượng đặc thù: Người lao động cao tuổi, người lao động khuyết tật, người lao động cho thuê lại, người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người lao động là người giúp việc tại nhà, người lao động nhận công việc làm tại nhà, học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề…

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Xây dựng bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận y tế, chọn an toàn, vệ sinh viên, lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở, lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, đánh giá nguy cơ rủi ro, lên kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, thống kê, báo cáo an toàn, vệ sinh lao động

2. Trách nhiệm của ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không phải người sử dụng lao động, nhưng lại có trách nhiệm quản lý, điều hành nhiều cơ sở lao động của nhiều người sử dụng lao động, vì vậy, các chủ thể này cũng có trách nhiệm trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý của mình. Theo Khoản 2 Điều 71 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH14 ngày 25/06/2015, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm:

a. Chỉ đạo tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý: Thực hiện công tác quản lý về an toàn, vệ sinh lao động trong khu vực chung của khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, xây dựng các quy định chung cho khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao các quy định cơ bản để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nói riêng và an toàn, trật tự nói chung.

b. Phối hợp tổ chức kiểm tra hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động và báo cáo về hoạt động an toàn, vệ sinh lao động với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi quản lý, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác: Người sử dụng lao động là chủ thể có trách nhiệm tổ chức điều tra tai nạn lao động và khai báo lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an cấp huyện) khi xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng dẫn đến chết người hoặc từ 02 người lao động bị thương nặng. Tuy nhiên, vì ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cũng có trách nhiệm quản lý về an toàn, vệ sinh lao động, nên phải phối hợp với người sử dụng lao động để kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đồng thời cũng có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý địa phương khi xảy ra tai nạn, sự cố trong phạm vi quản lý. Theo Điều 35 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, các trách nhiệm này bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong phạm vi quản lý, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác

- Phối hợp với các đoàn kiểm tra, thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu

- Tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư