2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bài viết “Tổ chức bộ phận y tế như thế nào? (Phần 1)” đã giới thiệu về các tiêu chuẩn đối với bộ phận y tế tại nhóm cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhiều yếu tố có hại, dễ xảy ra bệnh nghề nghiệp. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về các tiêu chuẩn tổ chức bộ phận y tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thông thường.
Về cơ bản, nhóm cơ sở sản xuất, kinh doanh này có ngành nghề sản xuất, kinh doanh không đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh cao bằng các ngành nghề sản xuất, kinh doanh quy định ở phần 1 do tỷ lệ yếu tố có hại trong môi trường làm việc trung bình không lớn cũng như nhóm cơ sở sản xuất, kinh doanh phần 1. Suy ra khi bố trí, tổ chức bộ phận y tế thì số lượng bác sĩ, y sĩ, người làm công tác y tế cùng yêu cầu về trình độ của những người này cũng có những khác biệt so với bác sĩ, y sĩ, người làm công tác y tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất xuất vật liệu xây dựng.
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ:
“a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp”
Đây là nhóm cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh quy mô vừa và nhỏ. Nếu đối với nhóm cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi có nhiều yếu tố có hại phân chia nơi sử dụng dưới 500 người lao động thành 02 nhóm là nhóm sử dụng dưới 300 người (đòi hỏi tối thiểu 01 người làm công tác y tế) và nhóm sử dụng từ 300 đến dưới 500 người (đòi hỏi tối thiểu 01 người là bác sĩ, y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp) thì ở đây đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bình thường, chỉ có 01 nhóm cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người. Nguyên nhân do tại các cơ sở mà người lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thấp, bộ phận y tế không cần thiết phải có nhiều người làm công tác y tế và có trình độ cao, đặc biệt với quy mô sản xuất không lớn. Người lao động của người sử dụng lao động chỉ cần thỏa mãn trình độ trung cấp (ưu tiên về y tế).
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ:
“b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp”
Như vậy, so với cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi có nhiều yếu tố có hại cho sức khỏe người lao động (quy định ở phần 1) có cùng số lượng người lao động (từ 500 đến dưới 1000) thì nơi sản xuất, kinh doanh thông thường không đòi hỏi tiêu chuẩn quá cao cho bộ phận y tế. Bộ phận y tế có ít nhất 02 thành viên bao gồm:
- Ít nhất 01 y sĩ: Người có trình độ trung cấp về y tế và có chứng nhận hành nghề y sĩ.
- Ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ:
“c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sĩ và 1 người làm công tác y tế khác”
Đây là nhóm cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, đối với nhóm sản xuất, kinh doanh nơi có nhiều yếu tố có hại cho sức khỏe người lao động có cùng mức số lượng người lao động thì người sử dụng lao động phải thành lập một cơ sở y tế khám, chữa bệnh để thực hiện công việc khám, chữa bệnh, quản lý sức khỏe người lao động của mình. Tuy nhiên đối với trường hợp bình thường, người sử dụng lao động không cần lập cơ sở khám, chữa bệnh, bộ phận y tế cũng chỉ cần tối thiểu 02 thành viên:
- Ít nhất 01 người là bác sĩ: Có trình độ chuyên khoa y tế đại học, có chứng chỉ hành nghề bác sĩ
- Ít nhất 01 người làm công tác y tế khác.
Như vậy, yêu cầu đối với bộ phận y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thông thường không cao như trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhiều yếu tố có hại.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh