2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc là một trong những hoạt động nổi bật và thường xuyên tại nơi làm việc giữa người lao động, tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động. Vậy tổ chức đối thoại tại nơi làm việc là gì? Khi nào thì tổ chức đối thoại tại nơi làm việc? Sau đây Luật Hoàng Anh xin cung cấp đến quý khách thông tin những thông tin cơ bản về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 63 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.”
Theo quy định trên:
- Chủ thể tham gia đối thoại tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động, người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động. Các chủ thể này là các chủ thể quan trọng trong quan hệ lao động, có các quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhau và thường xuyên xảy ra tranh chấp, bất đồng giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc người sử dụng lao động với tổ chức đại diện người lao động.
- Hoạt động chính của đối thoại tại nơi làm việc: Chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa các bên tham gia. Bộ luật lao động năm 2019 có sự bổ sung so với Bộ luật lao động năm 2012 khi nêu thêm các hoạt động tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa các chủ thể tham gia thay cho “tăng cường hiểu biết” theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, tức là đối thoại nơi làm việc không chỉ còn là hoạt động chia sẻ và nâng cao hiểu biết giữa các chủ thể, đây còn là việc các chủ thể tham gia thực hiện giải quyết các vướng mắc qua thảo luận và trao đổi ý kiến khi cần.
- Các vấn đề thảo luận trong đối thoại tại nơi làm việc: Quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc. Do đó, đối thoại tại nơi làm việc không chỉ là dịp để các bên giải quyết các vấn đề phát sinh, đây cũng có thể là nơi các bên tham gia thảo luận, trao đổi một cách bình đẳng về các vấn đề các bên quan tâm, góp phần tạo ra sự dân chủ tại cơ sở.
- Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc: Tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi. Tức là, hoạt động này được thực hiện nhằm xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định mà pháp luật về lao động hướng đến.
Theo Khoản 2 Điều 63 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.”
Như vậy, có 03 nhóm trường hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc:
● Định kỳ ít nhât 01 năm một lần: Đây là trường hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ, không được tổ chức do bất kỳ sự kiện bất ngờ nào.
● Khi có yêu cầu của một hoặc các bên: Khi một trong các chủ thể được tham gia đối thoại tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện người lao động có yêu cầu về một hoặc nhiều người.
● Khi có vụ việc cụ thể: Đây là các trường hợp có sự thay đổi lớn trong nội bộ người sử dụng lao động hoặc người lao động, liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, cần có sự thảo luận rõ ràng giữa các bên, nhằm quyết định hướng giải quyết trong tương lai.
- Khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
- Khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
- Khi có phương án sử dụng lao động từ người sử dụng lao động
- Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn
- Khi có thưởng dành cho người lao động
- Khi xây dựng, ban hành nội quy lao động
- Khi người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc của người lao động
Từ các quy định của pháp luật về khái niệm và các trường hợp tổ chức đối thoại người lao động, có thể thấy tổ chức đối thoại là một hoạt động quan trọng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động. Để biết thêm thông tin về đối thoại tại nơi làm việc, quý khách có thể liên hệ ngay tới hotline: 0908 308 123 để được tư vấn cụ thể.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh