2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 3 Điều 33 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, các Bộ có thẩm quyền quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì có 04 trách nhiệm sau:
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 ban hành kèm danh mục quy định các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, trong đó cả các loại máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng trong hoạt động quân sự.
Tuy nhiên, mỗi Bộ có một lĩnh vực quản lý khác nhau, nếu không xây dựng chi tiết danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do chính Bộ thực hiện quản lý thì rất dễ xảy ra chồng chéo trong hoạt động quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động của các Bộ, ngược lại, mỗi lần có máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mới hoặc máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được đưa vào sử dụng trong hoạt động thuộc thẩm quyền điều hành của nhiều Bộ thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải phân công lại, rất tốn thời gian cũng như không cần thiết.
Danh mục do các Bộ ban hành phải nêu rõ tên các thiết bị và có chi tiết liên quan đến hoạt động do Bộ quản lý, đồng thời được đánh số rõ ràng, mạch lạc.
Do mỗi Bộ có thẩm quyền quản lý nào thì cấp dưới là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của Bộ đó có trách nhiệm quản lý kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, nên các Bộ phải thống nhất về quy trình kiểm định đối với máy, thiết bị, vật tư và quản lý chất mà Bộ quản lý.
Trên thực tế, Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định toàn bộ quy trình kiểm định đối với từng loại loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, đối với từng loại loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong từng lĩnh vực khác nhau, thì quy trình chung cố thể đổi khác về khâu chuẩn bị, khâu tiến hành do đặc thù chuyên môn kỹ thuật.
Các Bộ có thẩm quyền quản lý Nhà nước về các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Tuy nhiên, các Bộ chỉ có chỉ đạo chung về hoạt động kiểm định loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý về kiểm định là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp dưới của Bộ theo chiều dọc.
Ví dụ: Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên, tuy nhiên, tổ chức kiểm định an toàn, vệ sinh lao động phải báo cáo với Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động kiểm định.
Các Bộ vẫn phải thống nhất quản lý về các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thông qua Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (do vấn đề an toàn, vệ sinh lao động chủ yếu thuộc quản lý của cơ quan chuyên môn về lao động) nên hằng năm phải gửi báo cáo về quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cho Bộ này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có ảnh hưởng đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng hoặc dựa theo luật chuyên ngành thì không cần phải gửi báo cáo cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh