Trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động là gì? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Các trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động

Theo Khoản 2 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm tham mưu, giúp đỡ người sử dụng lao động về các vấn đề an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụ thể là 09 nội dung như sau:

1. Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ

Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại cơ sở lao động của mình. Tuy nhiên, người sử dụng lao động, đại diện người sử dụng lao động thường không có chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động. Mà người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động được người sử dụng lao động lựa chọn, thành lập, lại có khả năng chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động, hoạt động theo hình thức chuyên trách hoặc bán chuyên trách, nên người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm tham mưu, giúp người sử dụng lao động xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và chịu trách nhiệm về các vấn đề tham mưu nào với người sử dụng lao động.

2. Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động xây dựng hằng năm và có ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn tại cơ sở. Nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ; biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động; thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động về các nội dung xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động cũng như thực hiện công tác đôn đốc thực hiện kế hoạch này.

3. Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động, đại điện người sử dụng lao động có thể không có chuyên môn hoặc không có thời gian để quản lý, theo dõi vấn đề này. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thuê đơn vị, tổ chức kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm giúp người sử dụng tổ chức thực hiện tổ chức chi tiết hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động. Ví dụ: Việc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động định kỳ được người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện, nội dung huấn luyện cho người lao động,… và tổ chức, điều hành để người lao động tham gia.

Hoạt động sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trên thực tế chịu trách nhiệm chủ yếu bởi bộ phận y tế, nhưng bộ phận an toàn, vệ sinh lao động cũng kiểm tra vật tư y tế, tổ chức sơ cứu, cấp cứ, phòng chống bệnh nghề nghiệp chung tại cơ sở lao động.

5. Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

Các hoạt động kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động đều được thực hiện bởi người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thay cho người sử dụng lao động, bao gồm: Kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra môi trường lao động (quan trắc môi trường lao động),…

Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động cũng cử người tham gia điều tra tai nạn lao động với tư cách thành viên của của đoàn điều tra tai nạn lao động của người sử dụng lao động, trong trường hợp tai nạn lao động dẫn đến người lao động bị thương nhẹ, một người lao động bị thương nặng.

Xem thêm: Trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động là gì? (Phần 2)

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư