Trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động là gì? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Các trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động

Trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động là gì? (Phần 1) đã giới thiệu về 05 trên tổng số 09 trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 trách nhiệm còn lại.

6. Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Bộ phận y tế có chuyên môn về y tế, các vấn đề kỹ thuật, hóa học, y tế. Tuy nhiên bộ phận này không có chuyên môn về điều hành, giám sát. Do vậy người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

7. Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Các đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra trong các trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật nghiêm trọng hoặc kiểm tra định kỳ. Sau quá trình kiểm tra, điều tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra không chỉ đánh giá, mà còn nêu ý kiến kiến nghị giải quyết các vấn đề an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động. Đồng thời, người lao động, chủ thể trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, nên có quyền kiến nghị đến người sử dụng lao động về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thông qua bộ phận an toàn, vệ sinh lao động.

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện tổng hợp toàn bộ các kiến nghị đó và đề xuất cho người sử dụng lao động để xây dựng các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

8. Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên

Trên thực tế, đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động, nhưng người sử dụng lao động đã lựa chọn bộ phận an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện thay trách nhiệm này. Ban chấp hành công đoàn cơ sở cho ý kiến khi người sử dụng lao động xây dựng các quy định tại nơi làm việc (ví dụ như nội quy lao động), nên cũng có trách nhiệm giám sát người sử dụng lao động và người lao động thực hiện đúng như các quy định này. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động phải đảm bảo phối hợp cùng Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn người lao động thực hiện nhiệm vụ an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

9. Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật (theo nội quy lao động, hợp đồng lao động) đối với người lao động của mình, đây là một phần trong nghĩa vụ quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động ở đây có thể không phải là cá nhân, và đại diện của người sử dụng phải thực hiện nhiều công việc mang tính chất chuyên môn về quản lý hoặc về ngành nghề kinh doanh của người sử dụng lao động.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư