2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trách nhiệm của người làm công tác y tế như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 03 trên 06 nội dung mà người làm công tác y tế phải thực hiện trách nhiệm tham mưu, giúp người sử dụng lao động thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 05 nội dung còn lại.
Người làm công tác y tế có trách nhiệm giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc cho người lao động, nhưng khác với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế không thực hiện tuyên truyền, thông tin chung hay mang tính kỹ thuật mà thực hiện thông tin về các vấn đề liên quan đến y tế, sức khỏe, các yếu tố có hại, nguy hiểm, do đây là bộ phận có chuyên môn về y tế, có khả năng cấp cứu, sơ cứu đúng cách cho người lao động cũng như các hoạt động y tế khác tại cơ sở.
Các hoạt động kiểm tra về việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở của người làm công tác y tế là thực hiện kiểm tra, kiểm định các thiết bị, vật tư y tế tại cơ sở lao động, xác định các thiết bị, vật tư y tế hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng, cùng với việc người lao động khi làm việc có đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động trong căng tin, khu vực ăn uống của người lao động hoặc hiện vật bồi dưỡng cho người lao động.
Xem thêm: Thế nào là bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động?
Đây là trách nhiệm liên quan đến quản lý của người làm công tác y tế, bao gồm:
- Lập, quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc: Các điều kiện lao động, thiết bị y tế, công tác vệ sinh định kỳ (khử khuẩn, khử trùng, lau dọn,…)
- Tổ chức quan trắc môi trường lao đông để đánh giá yếu tố có hại: Hoạt động quan trắc môi trường được bộ phận y tế tổ chức dưới sự cho phép của người sử dụng lao động, nhưng phải thông báo với người lao động phải cơ sở, thực hiện theo quy trình mà pháp luật an toàn, vệ sinh lao động quy định, đồng thời cũng phải thông báo kết quả cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan có thẩm quyền Nhà nước về quản lý an toàn, vệ sinh lao động.
- Quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người lao động bị bệnh nghề nghiệp (nếu có): Hồ sơ sức khỏe của người lao động được lập ra sau lần đầu khám sức khỏe của người lao động do người sử dụng lao động (phân công bộ phận y tế) tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đối với trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp, sau khi có kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động được bộ phận y tế lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để người lao động khám bệnh, chữa trị theo lộ trình ổn định. Các hồ sơ này phải được lưu trữ bởi người sử dụng lao động
Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động xây dựng hằng năm và có ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn tại cơ sở. Nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ; biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động; thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Người làm công tác y tế có trách nhiệm hỗ trợ người sử dụng lao động cũng như người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các hoạt động này và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh