2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 16 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo các yếu tố cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Một trong những biện pháp hàng đầu là kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, nhà xưởng, nhà kho. Do đây là những vật chất mà người lao động tiếp xúc liên tục tại nơi làm việc. Chưa nói đến trình độ kỹ thuật của người lao động thì nếu máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng an toàn thì người lao động cũng được giảm thiểu gần như tối đa khả năng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhưng các loại máy móc, thiết bị, vật tư, chất có hạn sử dụng, có sự hao trừ về chất lượng theo thời gian sử dụng, vì vậy, người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng chúng. Chi phí cho hoạt động kiểm tra bảo dưỡng này do người sử dụng lao động chịu trách nhiệm, không thu của người lao động.
Người sử dụng lao động là một trong những chủ thể ban hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Do đó, chủ thể này cũng có trách nhiệm chỉ dẫn người lao động của mình và người có mặt tại nơi làm việc thực hiện đúng các quy định, cũng như đảm bảo họ biết được, hiểu đúng các hướng dẫn mà mình xây dựng cũng như quy định của pháp luật. Các biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn phải được viết bằng tiếng Việt, ngôn từ mạch lạc không gây hiểu nhầm, và phải đặt ở các vị trí phù hợp.
Ví dụ: Biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn cho người lao động được bố trí tại vị trí đối diện cửa ra vào nơi làm việc, để bất kỳ chủ thể nào bước qua cửa cũng nhìn thấy. Đồng thời các từ ngữ trong biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn khiến người lao động được viết ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng như “Không hút thuốc tại nơi làm việc”, “Không mang bật lửa và các thiết bị gây cháy vào xưởng”, được in cỡ to để người lao động chú ý và hiểu nội dung của các biển cảnh báo, chỉ dẫn này.
Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động bao gồm người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, người sử dụng người lao động không trong quan hệ lao động, tổ chức sự nghiệp công lập có hợp đồng làm việc với viên chức, cơ quan nơi làm việc của cán bộ, công chức. Các chủ thể này đều có mối quan hệ mật thiết với người lao động (nói chung) khi thực hiện quyền quản lý, giám sát, điều hành người lao động cũng như tiến hành trả lương cho người lao động. Chủ thể này cũng là chủ thể chịu trách nhiệm chính đối với môi trường, điều kiện làm việc của người lao động, từ đó dẫn đến nghĩa vụ tương đối rộng liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động. Vì thế cũng phải có trách nhiệm tuyên truyền thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.
Về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động: Đây là các thông tin mang tính chất cảnh báo đối với người lao động.
- Hướng dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người đến thăm, làm việc tại cơ sở của mình: Đây là các thông tin mang tính chất phát triển khả năng phòng tránh các nguy hiểm tại nơi làm việc.
Khi xảy ra sự cố, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xử lý sự cố này bao gồm các nội dung: Ứng cứu tại nơi làm việc của người lao động, lực lượng ứng cứu, phương án ứng cứu, thời gian dự kiến. Đồng thời, người sử dụng lao động phải thông báo ngay đến cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) khi các nguy cơ này vượt quá khả năng của người sử dụng lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh