Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Bài viết giải thích về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà một chủ thể quản lý Nhà nước có liên quan đến hoạt động thương lượng tập thể. Vậy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì liên quan đến thương lượng tập thể? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Theo Điều 74 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có 04 trách nhiệm trong thương lượng tập thể.

1. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể

Thương lượng tập thể không phải là hoạt động thương xuyên diễn ra đối với người lao động và thậm chí cả người sử dụng lao động. Thương lượng tập thể chỉ được tổ chức với những nội dung nhất định và trong thời điểm các bên cần thỏa thuận hoặc giải quyết các vấn đề bất đồng. Do vậy, hầu hết người sử dụng lao động và người lao động đều không hiểu rõ về thương lượng tập thể.

Trong khi đó, thương lượng tập thể là một vấn đề phức tạp với nhiều quy định của pháp luật điều chỉnh cũng như tương đối khó hiểu đối với người không học về pháp luật. Quy trình của thương lượng được sắp xếp như thế nào? Tổ chức thương lượng tập thể như thế nào? Tiến hành đàm phán, thảo luận được tiến hành như thế nào? Các bên thực hiện trao đổi thông tin ra sao? Cũng có rất nhiều vấn đề khác không được pháp luật quy định.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động thương lượng tập thể, đặc biệt trong trường hợp thông qua Hội đồng thương lượng tập thể, có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể, nhằm đảm bảo hoạt động thương lượng tập thể được thực hiện ngay khi các bên cần, tránh trường hợp các bên cần thương lượng tập thể để thỏa thuận, nêu ý kiến nhưng lại không biết cách tổ chức thương lượng tập thể.

2. Xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương lượng tập thể

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, vì vậy nắm giữ rất nhiều thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội, thị trường, quan hệ lao động. Ngoài ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý và giám sát thông tin về người sử dụng lao động và người lao động, cũng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy, việc cung cấp thông tin cho các bên tham gia thương lượng tập thể cũng là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhằm hỗ trợ các bên tham gia thương lượng tập thể, đồng thời, thúc đẩy các bên thương lượng tập thể một cách công bằng và minh bạch, đúng theo nguyên tắc của hoạt động này.

3. Chủ động hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên thương lượng tập thể, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể; trường hợp không có yêu cầu, việc chủ động hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được tiến hành nếu được các bên đồng ý

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ cho các bên tham gia thương lượng tập thể ngay cả khi hai bên có yêu cầu hoặc không. Ví dụ trong trường hợp thương lượng tập thể có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng giám sát, và xem xét duyệt phương án thương lượng, thì trách nhiệm hỗ trợ cho các bên tham gia thương lượng tương đối rõ ràng, kể từ thời điểm các bên có yêu cầu đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể, dù trong quá trình thương lượng các bên có yêu cầu được hỗ trợ hay không. Trong trường hợp thông thường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể chủ động hỗ trợ mà không cần được yêu cầu, nhưng vẫn cần phải có sự đồng ý của các bên tham gia, tránh gián đoạn đàm phán, thỏa thuận của các bên.

4. Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp theo quy định tại Điều 73 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019

Trong trường hợp thương lượng tập thể có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và các bên trong đó gồm các doanh nghiệp có yêu cầu thành lập Hội đồng thương lượng và đã có người đại diện gửi văn bản đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản:

- Nếu chấp thuận thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì có quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể

- Nếu không chấp thuận thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì phải có văn bản nêu rõ lý do cho các bên yêu cầu biết.

Trách nhiệm này được quy định rất rõ ràng tại Điều 6 Thông tư số 10/2020/TT-BLDTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rất lớn đối với hoạt động thương lượng tập thể, được quy định rất rõ ràng tại Bộ luật lao động năm 2019. Các trách nhiệm này gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Luật Hoàng Anh

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư