Trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của các chủ thể là gì?

Thứ năm, 29/06/2023, 11:49:12 (GMT+7)

Bài viết này trình bày về trách nhiệm an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động và chi tiết

Trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của người lao động và người sử dụng lao động là các trách nhiệm mà người lao động, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ thực hiện nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động tại nơi làm việc. Các trách nhiệm đó là gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 ( Bộ luật lao động năm 2019);

- Luật vệ sinh, an toàn lao động số 48/2015/QH13 ngày 25/06/2015 (Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015).

An toàn, vệ sinh lao động là gì?

Dưới góc độ pháp lí, an toàn lao động và vệ sinh lao động là những chỉ định của luật lao động, bao gồm những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp phòng chống và khắc phục tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhằm đảm bảo tính mạng, sức khoẻ cho Người lao động. Cụ thể hơn nữa, tại Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định:

An toàn lao động là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, từ nguy vong đối với con người trong quá trình lao động", và "vệ sinh lao động là giả pháp phòng chống tác động của yếu tố có hại, gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ cho con người trong quá trình lao động”

Theo định nghĩa này, yêu tỏ nguy hiểm trong an toàn lao động được hiểu là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động Yếu tố có hại trong vệ sinh lao động được hiểu là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ con người trong quá trình lao động. Hai nhóm yếu tố này gây nên hậu quả về tính mạng, sức khoẻ cho Người lao động, yếu tố nguy hiểm trong an toàn lao động gây ra tai nạn lao động, yếu tố có hại, gây bệnh trong vệ sinh lao động gây ra bệnh nghề nghiệp.

Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn lao động vệ sinh lao động

anh-dai-dien

Thiết lập môi trường lao động thuận lợi, hạn chế mức thấp nhất sự tồn tại, tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại tới sức khoẻ của người lao động là yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước trong điều chỉnh pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Để làm tốt công tác này, việc đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là cơ sở để ban hành các văn ban quy phạm có tính chất bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn quy chuẩn đó được xây dựng và quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở sự nghiên cứu khoa học đầy đủ và áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, quy chuẩn kĩ thuật đa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại may, thiết bị, nơi làm việc. Trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuan đó, pháp luật lao động quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đáp ứng các yêu cầu cụ thể về điều kiện nơi làm việc để đảm bảo thiết lập môi trường lao động thuận lợi, hạn chế tối đa những yếu tố nguy hiểm, rủi ro đối với người lao động. Việc quy định bắt buộc thực hiện các quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động.

Trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động an toàn lao động vệ sinh lao động

Pháp luật lao động quy định trách nhiệm của Nhà nước thể hiện ở các nội dung xây dựng và ban hành các quy định pháp luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện. Bản cạnh đó, Nhà nước cũng đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiên bảo vệ cá nhân, đồng thời, khuyến khích phát triển các dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động. Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 đã dành riêng một điều (Điều 4) quy định về chính sách của Nhà nước đối với vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật, hệ thống quản lí tiên tiến, hiện đại,... trong quá trình lao động; đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với hoạt động an toàn lao động vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động là người có quyền và nghĩa vụ giám sát, điều hành, quản lý người lao động tại nơi làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người cai thầu (hoặc người trung gian tương tự). Người sử dụng lao động cũng là bên cung cấp điều kiện lao động, môi trường lao động cho người lao động làm việc. Vì vậy trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với sự an toàn, vệ sinh lao động của người lao động là rất lớn

Trách nhiệm của người sử dụng lao động được pháp luật lao động quy định khá đầy đủ, toàn diện. Theo đó, người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện nơi làm việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật của Nhà nước. Đây được quy định là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động. Chủ sử dụng lao động phải bố trí nơi làm việc đạt yêu cầu và không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xa, điện tử... Đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình cơ sở để sản xuất, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Ngoài trách nhiệm tuân thủ các quy chuẩn kĩ thuật do Nhà nước quy định trong việc bố trí điều kiện, môi trường làm việc, chủ sử dụng lao động còn có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở lấy ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở, từ đó tỏ chức huấn luyện hướng dẫn thực hiện các quy định, quy trình, biện pháp bảo hộ đó.

Đối với cá nhân người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo vệ họ khỏi các yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm như trang bị phương tiện phong hộ, chăm sóc sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bố trí thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, bố trí bộ phân hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động không được buộc Người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của NLĐ. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, họ phải thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cổ kĩ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động.

Trách nhiệm của Người lao động đối với hoạt động an toàn lao động vệ sinh lao động

anh-dai-dien

Theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

“2. Người lao động có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.”

Hoạt động bảo hộ lao động chỉ thực sự có ý nghĩa và được đảm bảo hiệu quả khi cá nhân người lao động chủ động và tích cực trong việc tự bảo vệ bản thân minh và đồng nghiệp của họ. Tuỳ thuộc vào từng nhóm đối tượng lao động (có giao kết hợp đồng lao động hoặc không), pháp luật có quy định khác nhau về quyền và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, họ phải chấp hành các quy định, quy trình về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo hộ cá nhân. Không chỉ vậy, đối với những trách nhiệm được quy định trong thỏa ước của đơn vị, hợp đồng lao động, người lao động cũng phải đảm bảo thực hiện. Song song với những trách nhiệm, người lao động được chủ động hưởng các quyền được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ, đóng bảo hiểm xã hội và hưởng chế độ khi gặp rủi ro, quyền được cung cấp thông tin, quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỉ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tỉnh mạng hoặc sức khoẻ của mình Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, họ phải chủ động hơn trong hoạt động bảo hộ lao động, họ phải tự chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện và có trách nhiệm với những người có liên quan trong quá trình lao động. Bên cạnh đó, họ có quyền được làm việc trong điều kiện an toàn vệ sinh lao động và tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về công tác bảo hộ lao động....

Trách nhiệm của các chủ thể khác đối với hoạt động an toàn lao động vệ sinh lao động

Bên cạnh trách nhiệm chỉnh của Nhà nước và hai chủ thể trong quan hệ lao động xác định, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động còn là trách nhiệm của cả công đồng, cần sự tham gia hỗ trợ của các chủ thể khác Với chức năng và lĩnh vực hoạt động năng của minh, pháp luật quy định trách nhiệm của các tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác...

Như vậy, các trách nhiệm mà người sử dụng lao động và người lao động cần phải có để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động được quy định khái quát tại Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 và được quy định chi tiết hơn tại Luật vệ sinh, an toàn lao động số 48/2015/QH13 ngày 25/06/2015. Các trách nhiệm này không chỉ nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động mà còn giúp Nhà nước dễ dàng quản lý người sử dụng lao động, người lao động hơn, đồng thời người lao động cũng được đảm bảo môi trường sản xuất, kinh doanh ổn định.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư