2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi vấn đề lợi nhuận là sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp còn thu nhập là vấn đề trước tiên và quan trọng của người lao động, cùng với quan hệ cung cầu ngày càng lệch theo hướng thừa nguồn cung lao động, vấn đề tất yếu sẽ dẫn đến những mâu thuẫn về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những mâu thuẫn đó nếu không được xử lý kịp thời sẽ trở thành tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động có thể xuất phát từ việc quyền lợi cuẩ một cá nhân bị vi phạm (tranh chấp lao động cá nhân) hoặc quyền và lợi ích của cả tập thể lao động bị xâm phạm (tranh chấp lao động tập thể). Trong tranh chấp lao động tập thể lại được chia ra thành tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về cụ thể về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. LIÊN HỆ NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được luật sư tư vấn luật lao động MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ phù hợp theo yêu cầu.
Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019
Trên cơ sở của quy định của các Bộ Luật lao động trước đây, Bộ Luật lao động 2019 đã đưa ra định nghĩa về tranh chấp lao động như sau:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Theo đó, tranh chấp lao động trước hết phải là một tranh chấp nghĩa là có sự xung đột, bất đồng trong quan hệ lao động được thể hiện ra bên ngoài. Đây là loại tranh chấp về các vấn đề liên quan đến quá trình lao động, tức là quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động giữa các bên, Không chỉ vậy, tranh chấp lao động còn bao gồm cả các xung đột liên quan đến học nghề, việc làm.... tức là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của các bên gồm người lao động và người sử dụng lao động.
Tóm lại, tranh chấp lao động là tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động trong quá trình thuê mướn, sử dụng lao động, bao gồm cả cá nhân và tập thể người lao động, đại diện các bên trong quan hệ lao động.
Chủ thể của tranh chấp lao động là các bên trong quan hệ lao động
Các chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm: Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Trong đó phía người lao động gồm người lao động, người đại diện của người lao động dưới 15 tuổi, người giám hộ của người lao động,… Các chủ thể này có quyền giao kết hợp đồng lao động.
Phía người sử dụng lao động bao gồm đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người sử dụng lao động,… Các chủ thể này có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động.
Tổ chức đại diện người lao động bao gồm Công đoàn và tổ chức của người lao động tại cơ sở.
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động bao gồm hai chủ thể tiêu biểu là Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Đối tượng của tranh chấp là quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động, quyền và lợi ích của các tổ chức đại diện người lao động
Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động có sự đối lập nhau. Quyền của người lao động là nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, ngược lại, nghĩa vụ của người lao động bảo đảm quyền của người sử dụng lao động. Tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động có nhiệm vụ bảo đảm quyền cho người lao động và người sử dụng lao động, cũng dẫn đến tình trạng tương tự như người lao động và người sử dụng lao động. Suy ra các tranh chấp giữa các chủ thể này với nhau về cơ bản xuất phát từ một bên vượt quá quyền của mình và một bên bị mất, cắt xén quyền của mình. Do đó các tranh chấp này chủ yếu giữa phía người sử dụng lao động (bao gồm tổ chức đại diện người lao động) và phía người lao động (bao gồm cả tổ chức đại diện người lao động). Rất ít khi xảy ra trường hợp tranh chấp lao động giữa người lao động và tổ chức đại diện người lao động, hay giữa tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người sử dụng lao động.
Tuy nhiên theo Bộ luật lao động 2019, hiện nay không chỉ Công đoàn mà có nhiều tổ chức đại diện người lao động khác nhau được thành lập và hoạt động tại cơ sở. Các tổ chức này đều làm các nhiệm vụ đại diện cho người lao động nhưng lại không hề liên kết với nhau, trừ trường hợp kết hợp để yêu cầu thương lượng tập thể khi tất cả các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không đạt đủ yêu cầu về số lượng thành viên để độc lập yêu cầu tổ chức thương lượng tập thể. Do đó, giữa các tổ chức này có thể có sự cạnh tranh nhất định, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Tranh chấp này cũng được gọi là tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động phải được biểu hiện ra bên ngoài
Một tranh chấp lao động phải được biểu hiện ra bên ngoài và biểu đạt rõ yêu cầu của một hoặc tất cả các bên về tranh chấp lao động đó. Các mâu thuẫn về quyền và lợi ích của chủ thể chưa bộc lộ ra bên ngoài mà mới chỉ trong suy nghĩ, trong tư duy thì chưa thể trở thành tranh chấp. Hình thức biếu hiện có thể bắt gặp như thể hiện thái độ của mình về tranh chấp, yêu cầu giải quyết tranh chấp....
Tranh chấp lao động tập thể là một trong các loại tranh chấp được quy định tịa Bộ Luật Lao động 2019. Điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ Luật lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động tập thể như sau:
Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động tập thể được hiểu là tranh chấp phát sinh từ những mâu thuẫn, bất đồng giữa một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động (hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động) với một bên là tập thể lao động (hoặc tổ chức đại diện tập thể lao động) về các quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động tập thể. Căn cứ theo quy định tại khoản 2,3 Điều 179 Bộ Luật lao động 2019 thì tranh chấp lao động tập thể chia làm hai loại là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Theo đó:
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
+ Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
+ Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
+ Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
+ Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp lao động tập thể đều thể hiện tính tập thể, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với tranh chấp lao động cá nhân. Tính tập thể trong một vụ tranh chấp lao động được thể hiện chủ yếu ở khía cạnh chủ thể, nội dung và mục đích của tranh chấp.
Về chủ thể: Tranh chấp lao động tập thể bao giờ cũng phát sinh giữa một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động với bên kia là tập thể người lao động. Tập thể theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là "tập hợp những người có quan hệ gắn bó, cùng sinh hoạt hoặc cùng làm việc chung với nhau". Tranh chấp lao động tập thể có thể xảy ra ở phạm vi doanh nghiệp, hoặc rộng hơn như ngành, khu vực. Tổ chức đại diện lao động tham gia vào tranh chấp lao động với tư cách là đại diện của tập thể lao động. Vì thế, một bên của tranh chấp lao động có thể là tập thể lao động hoặc tổ chức đại diện tập thể lao động.
Về nội dung và mục đích tranh chấp: Tranh chấp lao động tập thể xuất phát các mâu thuẫn về quyền và lợi ích chung của tập thể. Cụ thể, các quyền, lợi ích này không chỉ xoay quanh quan hệ lao động giữa riêng người lao động và người sử dụng lao động mà là cả một tập thể người lao động hoặc một tập thể người sử dụng lao động. Tranh chấp này liên quan đến nhiều cá nhân, hoặc nhiều tổ chức, dẫn đến việc nếu không được giải quyết thì hậu quả vô cùng lớn. Các vấn đề tranh chấp lao động tập thể thường mang tính phổ quát, diện rộng, phạm vi ảnh hưởng của tranh chấp theo vùng, ngành có thể mang diện rộng, vì vậy các tranh chấp này có ảnh hưởng rất lớn và được sự quan tâm của nhiều người lao động.
Ví dụ: Một tranh chấp cá nhân của anh A và công ty B có thể ảnh hưởng đến 01 người lao động với người sử dụng lao động, và cũng chỉ 02 bên chịu hậu quả pháp lý sau khi tranh chấp được giải quyết. Nhưng tranh chấp giữa tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nơi anh A làm việc và công ty B ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 1000 người lao động đang là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở này, hậu quả pháp lý xảy ra có thể làm ảnh hưởng tới quyền của toàn bộ người lao động này.
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau các quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác. Về bản chất, đây là loại tranh chấp về việc đòi khôi phục sự thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Việc giải quyết loại hình tranh chấp này chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật bởi tranh chấp thường trong tình trạng gay gắt nên phải dảm bảo giải quyết nhanh chóng, kịp thời để khôi phục quyền lợi của bên bị vi phạm, hạn chế xung đột, phát sinh những hậu quả kinh tế - xã hội.
Theo Khoản 2 Điều 179 Bộ luật lao động 2019, tranh chấp lao động về quyền xảy ra trong 03 trường hợp như sau:
Thứ nhất: Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác
Thỏa ước lao động tập thể được xây dựng dựa trên thương lượng tập thể và ý kiến biểu quyết của người có quyền biểu quyết (người lao động hoặc thành viên tổ chức đại diện tại cơ sở). Các nội dung của thỏa ước lao động tập thể chủ yếu quy định về quyền của người lao động và người sử dụng lao động, các nội dung này có thể dài và có thể khiến các bên có cách hiểu khác nhau, cũng như cách thực hiện khác nhau, do đó dẫn đến tranh chấp.
Nội quy lao động là quy định do người sử dụng lao động xây dựng và ban hành dựa trên ý kiến tham khảo của tổ chức đại diện người lao động. Tuy nhiên, cũng tương tự như thỏa ước lao động, các nội dung trong nội quy lao động có thể dài và dễ gây nhầm lẫn cho người lao động, mà tổ chức đại diện người lao động hiểu theo nghĩa khác, dẫn đến bất đồng về các vấn đề về nội quy lao động sau này là không thể tránh khỏi, do đó dẫn đến tranh chấp.
Ví dụ: Trong nội quy lao động có quy định là “Người lao động được hưởng tiền lương vào cuối tháng làm việc.” nhưng lại không quy định cuối tháng làm việc tính theo đơn vị tháng hay là 30 ngày kể từ ngày bắt đầu làm việc, dẫn đến sự bất đồng quan điểm giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động.
Tương tự với các trường hợp thỏa thuận hợp pháp khác.
Thứ hai: Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động
Các tổ chức đại diện người lao động cũng như người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật liên quan đến lao động. Tuy nhiên, các quy định về pháp luật về lao động có thể chưa được giải thích một cách cụ thể, dễ gây nhầm lẫn dẫn đến sự bất đồng quan điểm của tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động. Các vấn đề này có thể được thảo luận trong đối thoại tại nơi làm việc hoặc các hoạt động khác nhưng đi tới kết quả chung, dẫn tới tranh chấp lao động giữa các bên.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 109 Bộ luật lao động 2019 có quy định về: “Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.” nhưng không có quy định giải thích thế nào là làm liên tục, dẫn đến người sử dụng lao động cho rằng người lao động không được rời vị trí làm việc, phải thực hiện công việc một cách liên tục không ngừng nghỉ, trong khi đó tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cho rằng làm việc liên tục ở đây là một quá trình và người lao động trong suốt 06 giờ có thể thực hiện công việc theo đúng quy trình và có thể rời vị trí làm việc trong một khoảng thời gian ngắn để đi vệ sinh, uống nước lấy sức. Cuối cùng phải xử lý theo quy trình giải quyết tranh chấp lao động.
Thứ ba: Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí
Đây là trường hợp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tổ chức đại diện người lao động. Người lao động là lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động trên thực tế vẫn là người lao động của người sử dụng lao động. Hành vi phân biệt đối xử là hành vi tuyệt đối bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động (theo Điều 8 Bộ luật lao động 2019), hơn nữa lại là đối với thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động với mục đích ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức đại diện người lao động, nên càng nghiêm trọng hơn. Tranh chấp lao động này thường xuất phát từ việc tổ chức đại diện người lao động cho rằng doanh nghiệp phân biệt đối xử đối với thành viên ban lãnh đạo của mình và người sử dụng lao động không thừa nhận hành vi này.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã nắm bắt được các vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến tranh chấp lao động tập thể về quyền . Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành thủ tục sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp - hiệu quả - tiết kiệm chi phí theo yêu cầu của Quý Khách hàng..
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh