2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Có nhiều người lao động muốn nghỉ hưu sớm hơn hoặc muộn hơn so với tuổi nghỉ hưu hiện hành. Vậy, trường hợp nào thì được nghỉ hưu sớm hơn hoặc muộn hơn tuổi nghỉ hưu thông thường? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 3 Điều 169 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 và Khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020, các trường hợp người lao động được nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi nghỉ hưu tối đa 05 năm là:
Trường hợp này người lao động phải được xác định là suy giảm 61% khả năng lao động thì mới được nghỉ hưu sớm theo quy định của pháp luật. Việc xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động được thực hiện thông qua giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động. Các trường hợp giám định mức suy giảm khả năng lao động được quy định tại Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015. Các tiêu chuẩn để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động được quy định trong Thông tư số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/09/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khi người lao động xác định được tỷ lệ tổn thương cơ thể (do thương tích, tai nạn, bệnh nghề nghiệp) thì người lao động được lấy đây làm căn cứ để nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi nghỉ hưu thông thường.
Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định rõ trong danh mục đính kèm Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Các nghề, công việc này đều là các nghề, công việc gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động trong quá trình thực hiện công việc. Các ảnh hưởng này có thể dẫn đến các biến chứng, di chứng lâu dài và tỷ lệ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cao hơn các nghề, công việc bình thường. Do vậy, những người thuộc nhóm được nghỉ hưu sớm hơn so với người lao động bình thường, nhưng vẫn có các điều kiện nhất định.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020, người lao động thuộc nhóm này phải có đủ 15 năm trở lên làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nguyên nhân do nếu người lao động chỉ làm các nghề, công việc này trong thời gian ngắn, thì mức độ ảnh hưởng sức khỏe cũng như khả năng gây di chứng không cao, ngược lại, khi người lao động đã thực hiện công việc trong thời gian dài, tỷ lệ ảnh hưởng sức khỏe đối với người lao động cao hơn rất nhiều.
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định trong danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đây là các vùng có điều kiện khách quan khiến người lao động gặp khó khăn trong sinh hoạt cũng như hoạt động lao động, sản xuất. Vì vậy, nếu làm việc tại các vùng này trong thời gian lâu dài có thể dẫn đến tỷ lệ bệnh nghề nghiệp, tai nạn, thương tích cao hơn. Tương tự với trường hợp làm công việc, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động trong trường hợp này phải làm việc ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm – Thời gian đủ dài để xác định mức hao tổn, ảnh hưởng sức khỏe của người lao động.
Người lao động trong trường hợp này cộng gộp thời gian thực hiện công việc trong 02 trường hợp trên. Về bản chất, người lao động vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và khả năng bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp, cũng như suy giảm sức khỏe, thậm chí còn ảnh hưởng nhiều hơn 02 trường hợp trên.
Theo Khoản 4 Điều 169 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Đây là trường hợp người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Nhưng người lao động khi đạt các tiêu chuẩn trên vẫn phải đảm bảo thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu hoặc ký kết hợp đồng với tư cách là người lao động cao tuổi.
Như vậy, người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn hoặc muộn hơn so với tuổi nghỉ hưu cũng như tuổi nghỉ hưu nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định và phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn cần thiết.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh