2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Sau khi nhận diện, đánh giá các yếu tố có hại, người sử dụng lao động tiếp tục xác định mục tiêu, biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Vậy, xác định mục tiêu, biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, độc hại như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, người sử dụng lao động xác định mục tiêu, biện pháp phù hợp để phòng chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Các mục tiêu, biện pháp nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại ngay từ các khâu đầu tiên của hoạt động sản xuất. Theo đó nếu các biện pháp này thực hiện thành công thì có thể giảm thiểu tối đa, thậm chí triệt tiêu hoàn toàn một số yếu tố nguy hiểm, có hại. Do đó, các mục tiêu, biện pháp này phải được ưu tiên hơn.
Điển hình của các biện pháp này có thể kể đến như:
- Mua các thiết bị, máy móc công nghệ cao, có các đặc tính đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng. Ví dụ: Giữa hai dòng máy có chức năng giống nhau, thông thường người sử dụng lao động lựa chọn dòng máy có giá thành rẻ hơn, tạo năng suất cao hơn, tiêu tốn ít nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động do loại máy này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, người sử dụng lao động phải cân nhắc lựa chọn loại máy giảm thiểu khả năng tác động xấu đến người sử dụng, thay vì đặt yếu tố năng suất, nhiên liệu lên hàng đầu.
- Bố trí nhà xưởng: Người sử dụng lao động phải lập biện pháp bố trí lại nhà xưởng trong trường hợp môi trường, điều kiện trong nhà xưởng là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động. Ví dụ: Nhà xưởng được bố trí kín, ít cửa sổ, thiếu ánh đèn điện, các máy móc liên tục thải ra khói bụi, cùng nhiệt độ trung bình trong nhà xưởng cao, âm thanh ồn, vang hơn so với bên ngoài do môi trường kín trong nhà xưởng, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về phổi, tim, tai, thần kinh của người lao động. Người sử dụng lao động phải tiến hành bố trí lại nhà xưởng, lắp đặt các ô cửa thoát khí, thêm đèn, quạt, điều hòa cho người lao động, cùng các thiết bị giảm, tránh ồn tại công xưởng.
So với các biện pháp trên, các biện pháp thuộc nhóm này không đảm bảo các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể bị triệt tiêu hoàn toàn, hoặc giảm đáng kể khả năng gây thiệt hại của các yếu tố này. Nên thông thường, người sử dụng lao động không thực hiện đơn lẻ một biện pháp nào, mà thực hiện chúng đồng thời và có sự phối hợp của nhiều chủ thể khác nhau tại nơi làm việc. Trong đó:
Các biện pháp kỹ thuật là các biện pháp đảm bảo an toàn thông qua các quy trình kỹ thuật, sự thay đổi về kỹ thuật. Trong các biện pháp kỹ thuật, điển hình nhất có thể kể đến:
- Thay đổi quy trình sản xuất. Ví dụ: Người lao động thực hiện công việc sản xuất theo quy trình sản xuất các chi tiết nhỏ rồi lắp ráp vào thành các bộ phận trong 02 giờ kể từ khi các chi tiết được sản xuất xong. Tuy nhiên do các chi tiết này được làm từ các nguyên vật liệu có thể gây nguy hại cho người lao động về sức khỏe ở nhiệt độ cao, nên người sử dụng lao động thay đổi quy trình, đưa các chi tiết vào kho đông lạnh trước khi người lao động tiến hành lắp ráp.
- Thay đổi quy trình an toàn, vệ sinh lao động. Ví dụ: Người lao động được huấn luyện thực hiện công việc bằng bao tay để đảm bảo tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu, máy móc có thể gây nguy hại cho người lao động. Tuy nhiên việc sử dụng bao tay khiến người lao động gặp khó khăn trong thực hiện công việc, đồng thời cũng không giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động. Vì vậy người sử dụng lao động bố trí cho người lao động dụng cụ gắp nguyên vật liệu từ xa và thời gian thực hiện bước chuyển nguyên vật liệu lâu hơn nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
Các biện pháp tổ chức hành chính không phải là các biện pháp trực tiếp tác động vào môi trường làm việc, điều kiện làm việc của người lao động, nhưng lại là các biện pháp lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng đến người lao động, như:
- Thông tin, tuyên truyền, huấn luyện người lao động: Các biện pháp này giúp nâng cao ý thức, hiểu biết của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động, giúp người lao động nhận thức rõ trách nhiệm cũng như quyền của mình. Các hoạt động tuyên truyền này có thể thực hiện thông qua biển báo, chỉ dẫn, phương tiện truyền thông của người sử dụng lao động với người lao động như loa, đài tại nơi làm việc, văn bản nội bộ,…
- Ban hành nội quy: Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ, đối tượng tại nơi làm việc. Cũng giống như biện pháp thông tin, tuyên truyền, người lao động được tiếp cận thông tin qua nội quy. Tuy nhiên nội quy có tính chất bắt buộc tại nơi làm việc, người lao động có trách nhiệm thực hiện nội quy.
- Xây dựng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động: Khám sức khỏe định kỳ, chi trả cho người lao động khám suy giảm khả năng lao động (khi có kết quả suy giảm khả năng lao động),… Hoạt động này giúp phát hiện ra các vấn đề sức khỏe của người lao động để bố trí môi trường, điều kiện làm việc hoặc đưa người lao động thực hiện công việc khác phù hợp.
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, người sử dụng lao động phải xác định 03 yếu tố sau để thực hiện mục tiêu, biện pháp đã đề ra:
- Thời gian: Thời gian phù hợp để người lao động thích nghi với biện pháp của người sử dụng lao động.
- Địa điểm: Toàn bộ cơ sở làm việc, hay một bộ phận nhỏ ở nơi làm việc, phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của biện pháp cũng như yếu tố nguy hiểm, có hại.
- Nguồn lực: Khi phí, người tham gia thực hiện.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh