2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thang lương, bảng lương, định mức lao động là những cụm từ rất quen thuộc đối với người lao động. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động. Vậy thang lương, bảng lương, định mức lao động được xây dựng như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 93 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.”
Dựa trên quy định này, thang lương, bảng lương và định mức lao động được xây dựng nhằm làm cơ sở để:
- Tuyển dụng, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động: Thang lương, bảng lương, định mức lao động là cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về mức lương trước khi ký hợp đồng lao động hoặc là cơ sở khi người sử dụng lao động thông báo tuyển dụng nhằm thu hút người lao động.
- Sử dụng lao động, trả lương cho người lao động: Thang lương, bảng lương, định mức lao động là cơ sở để người sử dụng lao động sử dụng lao động vào các công việc phù hợp với mức lương mà họ được hưởng cũng như đảm bảo người lao động thực hiện đúng các quy định mà người sử dụng lao động xây dựng, không bất đồng với người sử dụng lao động về mức tiền lương mà họ nhận được dựa trên thang lương, bảng lương, định mức lao động.
Người sử dụng lao động xác định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh, phục vụ. Thang lương, bảng lương được xây dựng dựa trên chênh lệch mức lương cho công việc, chức danh có yêu cầu trình độ cao nhất đến công việc, chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, trong đó, công việc có trình độ kỹ thuật thấp nhất không có mức thương trên thang, bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Trong khi đó, đối với định mức lao động, theo Khoản 2 Điều 93 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.”
Mức lao động là định mức hao phí để tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một đơn vị công việc nhất định, nên người sử dụng lao động phải tính mức lao động phải là trung bình đảm bảo số đông người lao động thực hiện được trong khoảng thời gian làm việc bình thường, không được kéo dài thời giờ làm việc và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức trước tất cả người lao động nhằm đảm bảo độ chính xác và tránh gây những bất đồng với người lao động.
Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở chỉ có giá trị tham khảo, tuy nhiên, người sử dụng lao động vẫn phải lắng nghe ý kiến và cân nhắc ý kiến đó, nếu không thực hiện theo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì phải có lý do rõ ràng.
Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động tại nơi làm việc cho toàn bộ người lao động và các chủ thể liên quan biết, nhằm tránh tình trạng lạm dụng việc thang lương, bảng lương, định mức lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Như vậy, việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động rất quan trọng và cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh