2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi và văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các đối tượng sau:
“Điều 37
1. a) Biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”
- Trường hợp không áp dụng được các biện pháp sau:
+ Biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản.
+ Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
+ Biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
+ Biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản.
+ Biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
- Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.
- Trường hợp cơ quan thuế đề nghị áp dụng biện pháp thu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên trang thông tin điện tử ngành thuế, ngành hải quan hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xác minh thông tin của đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Nguồn thông tin xác minh là qua các dữ liệu quản lý về người nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các loại giấy tờ nêu trên của người nộp thuế để làm căn cứ ban hành văn bản đề nghị thu hồi.
Khi tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thuế cần có văn bản đề nghị thu hồi. Văn bản này được quy định tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020:
- Văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản.
+ Thông tin của người nộp thuế bị cưỡng chế bao gồm: tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh; loại giấy tờ đề nghị thu hồi; các thông tin liên quan đến loại giấy tờ đề nghị thu hồi (số, ngày tháng năm ban hành...).
+ Lý do thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Thời gian đề nghị cơ quan ban hành thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được soạn theo Mẫu số 07/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thời hạn gửi văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi đến người nộp thuế bị cưỡng chế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất xác minh thông tin đối tượng thuộc diện bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Trong thời gian từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị thu hồi gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan quản lý thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.
Trên đây là quy định về các đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đồng thời cũng nêu nội dung, thời hạn gửi văn bản đề nghị thu hồi giấy này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh