Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ và trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:59 (GMT+7)

Nêu rủi ro về hóa đơn, chứng từ và việc áp dụng quản lý rủi ro cùng với rủi ro trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế

Để việc áp dụng quản lý rủi ro đạt hiệu quả cao, căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, tại thời điểm ra quyết định xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo mức độ rủi ro trong từng thời kỳ, Nhà nước chia quản lý rủi ro theo từng đối tượng, từng trường hợp cụ thể để dễ áp dụng và quản lý. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày vấn đề áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ và trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

1. Rủi ro về hóa đơn, chứng từ

Hóa đơn, chứng từ được định nghĩa tại Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 như sau:

Hóa đơn chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.

Có rất nhiều quan điểm không thống nhất về rủi ro, trong đó AllanWillett cho rằng: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi", quan điểm này được ủng hộ nhiều và cho chúng ta hiểu rõ hơn về rủi ro. Hay như Frank H. Knight lại cho rằng : “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”. Căn cứ vào Khoản 14 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019, rủi ro về thuế được hiểu là

“Điều 3

14. Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ pháp luật của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước”.

Theo những điều trên có thể hiểu rủi ro về hóa đơn, chứng từ là nguy cơ không tuân theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ của người sử dụng hóa đơn, chứng từ dẫn đến sai sót, gây tổn hại cho ngân sách Nhà nước.

2. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ và trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế

Vấn đề này được quy định tại Điều 21 Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021. Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý như sau:

2.1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ

- Đối với trường hợp rủi ro cao

Cơ quan thuế đưa các trường hợp này vào danh sách thực hiện rà soát, kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, bổ sung kế hoạch kiểm tra thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế hàng năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2019, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra sẽ yêu cầu người nộp thuế chuyển hình thức sử dụng hóa đơn đang thực hiện sang thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế hoặc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, hoặc thực hiện các biện pháp quản lý hóa đơn khác theo quy định hiện hành. Đồng thời cơ quan thuế cũng quyết định hình thức sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế sử dụng hóa đơn lần đầu.

Áp dụng những biện pháp trên nhằm mục đích tăng hiệu quả kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý thuế lên người nộp thuế sử dụng hóa đơn, chứng từ.

- Đối với trường hợp rủi ro trung bình và rủi ro thấp

Cơ quan thuế thực hiện chọn mẫu để rà soát, kiểm tra, xử lý và tăng cường hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định pháp luật về hóa đơn.

Tổng cục Thuế quy định phương pháp chọn mẫu phù hợp theo yêu cầu quản lý thuế của từng địa phương, trong từng thời kỳ.

2.2. Áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế

Căn cứ mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác và các thông tin nghiệp vụ, cơ quan thuế quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ.

Để quy định cụ thể và rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của nghiệp vụ trong quản lý thuế, Tổng Cục thuế có Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/3/2019 quy định chức năng nhiệm vụ của các đội thuộc chi cục thuế. Trong đó có Đội Nghiệp vụ quản lý thuế chịu trách nhiệm giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, đồng thời hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

Như vậy đối với mỗi nghiệp vụ khác nhau, cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp khác nhau để quản lý rủi ro tùy theo các mức độ rủi ro.

Quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ và trong các nghiệp vụ khác tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho công tác quản lý rủi ro nói chung của cơ quan quản lý thuế.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư