2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đặt ra một loại thuế nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng trên thị trường hàng hóa là thuế chống bán phá giá. Vậy khi nào thì áp dụng thuế chống bán phá giá, cần áp dụng nguyên tắc nào và áp dụng trong bao lâu? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bán phá giá theo quy định của Khoản 1 Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994 được hiểu là:
“Điều VI
1. Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước.”
Theo đó bán phá giá là hành vi bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với giá thấp hơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc trường hợp không có một giá nội địa như vậy, hoặc thấp hơn một trong hai mức giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường.
Để tránh tình trạng bán phá giá nhằm đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, mỗi quốc gia nói riêng và WTO nói chung đã đặt ra thuế chống bán phá giá.
Rất khó để đặt ra một mức cụ thể quy định về giá nào được coi là phá giá vì giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường, giá nhập nguyên liệu, nhân công, các chi phí khác,… Do đó, Chính phủ Việt Nam quy định phương pháp xác định giá thông thường để làm cơ sở xem xét hành vi nào là bán phá giá
Phương pháp xác định giá thông thường được quy định tại Điều 16 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
- Trường hợp hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng đáng kể, giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường.
Trong đó điều kiện thương mại thông thường theo căn cứ tại Điều 17 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP bao gồm:
“Điều 17
Hàng hóa tương tự được coi là bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường trừ các trường hợp sau đây:
1. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba có giá bán thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian ít nhất là 06 tháng và khối lượng, số lượng này ít hơn 20% tổng khối lượng, số lượng bán hàng trong nước hoặc xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba;
2. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện giữa các bên có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này và giá bán giữa các bên này không phản ánh giá thị trường;
3. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc các giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận bù trừ.”
- Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép việc so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó. Hoặc do hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng không đáng kể thì giá thông thường được xác định theo một trong các cách sau đây:
+ Giá xuất khẩu của hàng hóa tương tự sang một nước thứ ba thích hợp với điều kiện giá xuất khẩu đó mang tính đại diện.
+ Cơ quan điều tra tự xây dựng dựa trên giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý dựa trên từng công đoạn từ khâu sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
- Khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu được coi là đáng kể nếu chiếm ít nhất 5% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam.
Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn với điều kiện có chứng cứ cho thấy tỷ lệ đó vẫn đủ lớn để tiến hành so sánh một cách hợp lý.
Thuế chống bán phá giá theo quy định Khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 là:
“Điều 4
5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, cần các điều kiện sau để áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Có 04 nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá theo quy định của Khoản 2 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 là:
- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật.
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam.
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá theo Khoản 3 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 là không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh