2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thuế giá trị gia tăng theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 được hiểu là:
“Điều 2
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Một câu hỏi đặt ra là có trường hợp nào người có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng không phải kê khai, tính nộp thuế hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Các trường hợp không kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 bao gồm:
- Các khoản bồi thường bằng tiền bao gồm:
+ Tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Tiền thưởng, tiền hỗ trợ.
+ Tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
- Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định.
Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
- Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, các chủ thể trên không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng trong các trường hợp sau :
+ Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế.
+ Quảng cáo, tiếp thị.
+ Xúc tiến đầu tư và thương mại.
+ Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
+ Đào tạo.
+ Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Một ví dụ cho trường hợp này là: Anh A là cá nhân không thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Anh có 02 chiếc xe máy nên muốn bán đi một chiếc với giá 30 triệu đồng. Trong tình huống này anh A không có nghĩa vụ kê khai, tính thuế giá trị gia tăng đối với số tiền bán xe máy thu được.
Ví dụ 2: Bà B muốn vay một khoản tiền nên đã thế chấp chiếc ô tô trị giá 3 tỷ đồng cho ngân hàng. Đến thời hạn thanh toán tiền nợ ngân hàng nhưng bà B không đủ khả năng trả nợ nên ngân hàng thông qua hình thức đấu giá tài sản đã bán phát mại chiếc xe của bà B để bà thanh toán khoản nợ. Như vậy số tiền thu được từ việc bán phát mại naỳ của bà B sẽ không phải kê khai hay tính thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là quy định về việc không phải khai thuế, tính thuế giá trị gia tăng đối với các chủ thể là tổ chức, cá nhân trong các trường hợp cụ thể.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh