2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bản quyền theo quy định của Điều 30 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 là một khoản thu chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo đó người có thu nhập từ bản quyền của mình có nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Vậy cá nhân không cư trú tại Việt Nam có nghĩa vụ này hay không? Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Dưới góc độ ngôn ngữ, bản quyền được hiểu là quyền hợp pháp nhằm bảo vệ tác phẩm gốc khi một cá nhân dựa vào chất xám của mình để tạo ra một tác phẩm, sản phẩm.
Dưới góc độ luật học, hiện nay không ghi nhận thuật ngữ bản quyền mà thay vào đó là quyền tác giả được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo đó có thể hiểu quyền tác giả là:
“Điều 4
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Tóm lại, bản quyền, hay theo theo thuật ngữ mới là quyền tác giả là tác phẩm snags tác hoặc sở hữu của cá nhân, tổ chức mà theo đó họ có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi có thu nhập từ bản quyền của mình như bán bản quyền, chuyển quyền sử dụng cho chủ thể khác.
Thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú đối với thu nhập từ bản quyền được xác định theo Điểm a Khoản 1 Điều 22 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 như sau:
“Điều 22
1.a) Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.”
Như vậy, thu nhập từ bản quyền lớn hơn 10 triệu đồng thì cá nhân không cư trú sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 5%.
Bên cạnh đó, trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng
Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Công thức tính thuế thu nhập của cá nhân không cư trú đối với thu nhập từ bản quyền:
Số thuế phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 22 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, thời điểm xác định thu nhập từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển bản quyền cho người nộp thuế là cá nhân không cư trú.
Tổng kết lại, cá nhân không cư trú khi có thu nhập phát sinh từ bản quyền của mình vượt quá 10 triệu đồng thì có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh