Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có trách nhiệm gì? Người nộp thuế bị cưỡng chế có quyền gì không?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong việc áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề (gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Đồng thời cũng nhận định về quyền lợi của người nộp thuế bị cưỡng chế.

1. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo trình tự, thủ tục quy định hoặc thông báo cho cơ quan quản lý thuế về lý do không thu hồi.

- Thời hạn thu hồi: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi của cơ quan quản lý thuế.

- Sau khi nhận được văn bản về việc không thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ phía của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế tiếp tục thực hiện theo dõi khoản nợ này và áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước để đảm bảo thu được tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.

2. Quyền lợi của người nộp thuế bị cưỡng chế

Người nộp thuế bị cưỡng chế có các quyền lợi được quy định tại Khoản 5 Điều 37 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP:

- Trong thời gian quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, người nộp thuế bị cưỡng chế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước hoặc số tiền bị cưỡng chế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định khác như:

+ Quyết định nộp dần tiền thuế hoặc quyết định gia hạn nộp thuế.

+ Quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc không tính tiền chậm nộp.

Trong các trường hợp trên cộng thêm điều kiện người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, thì cơ quan quản lý thuế lập văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp để gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào văn bản đề nghị cũng như các quyết định trước đó, xác minh thực tế để khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp.

- Nội dung văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

+ Tên cơ quan quản lý thuế đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản.

+ Thông tin của người nộp thuế bị cưỡng chế: tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh. + Lý do khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

- Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp do cơ quan quản lý thuế lập theo Mẫu số 07-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Thời hạn gửi văn bản đề nghị khôi phục: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và quyền lợi của người nộp thuế bị cưỡng chế góp phần làm cân bằng quyền lợi cho người nộp thuế bị cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Từ đó cũng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư