2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc ở mọi lĩnh vực ngày càng gia tăng, điển hình là từ khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ. Việc ứng dụng công nghệ số giúp cho tiến độ giải quyết công việc được nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng hơn. Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và nhằm tiến theo xu hướng phát triển của xã hội, các loại hóa đơn, chứng từ dần được chuyển sang sử dụng dưới hình thức điện tử. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về việc đăng ký sử dụng biên lai điện tử.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, biên lai điện tử được hiểu là:
“ Điều 2
3. [...]tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Đăng ký sử dụng biên lai điện tử được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 như sau:
- Tổ chức thu các khoản phí, lệ phí trước khi sử dụng biên lai điện tử gồm có biên lai thu thuế, phí, lệ phí; Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá hoặc Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá thì thực hiện đăng ký sử dụng qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01/ĐK-BL Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận đăng ký sử dụng biên lai điện tử của tổ chức thu các khoản phí, lệ phí và gửi thông báo sau khi nhận được đăng ký sử dụng biên lai điện tử để xác nhận việc nộp hồ sơ đăng ký sử dụng biên lai điện tử.
Thông báo soạn theo theo mẫu số 01/TB-TNĐK Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này.
Về mặt thời gian: Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng biên lai điện tử, Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo điện tử tới các đối tượng nêu trên về việc chấp nhận trong trường hợp đăng ký sử dụng biên lai điện tử hợp lệ, không có sai sót hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng biên lai điện tử không đủ điều kiện để chấp nhận hoặc có sai sót.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, kể từ thời điểm sử dụng biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định này, tổ chức nêu tại khoản 1 Điều này phải thực hiện hủy những biên lai, chứng từ giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định.
Quy định về việc hủy những biên lai giấy còn tồn chưa sử dụng khi chuyển sang dùng biên lai điện tử nhằm tránh sự chồng chéo về biên lai, tránh một lúc sử dụng hai biên lai hay việc người lập biên lai sử dụng biên lai giấy cho những giao dịch tiếp sau mà không kê khai với cơ quan thuế dẫn đến thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng biên lai điện tử tại khoản 1 Điều này, tổ chức thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện thay đổi thông tin và gửi lại cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Thông tin thay đổi làm theo Mẫu số 01/ĐK-BL Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, để sử dụng biên lai điện tử, tổ chức thu các khoản phí, lệ phí thực hiện đăng ký sử dụng biên lai điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh