2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cũng giống như hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu, Chính phủ cũng miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu. Vậy cụ thể những hàng hóa nào được miễn thuế? Cơ sở xác định là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 và Khoản 5 Điều 1 NGhị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021, Hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm:
- Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã xuất khẩu tương ứng với sản phẩm gia công không nhập khẩu trở lại phải chịu thuế xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên và hàng hóa (trừ phế liệu tạo thành trong quá trình sản xuất, gia công xuất khẩu từ hàng hóa nhập khẩu) xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thì không được miễn thuế xuất khẩu.
- Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP.
- Hàng hóa xuất khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu.
- Máy móc, thiết bị xuất khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công.
Lưu ý: Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016, cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu được miễn thuế được quy định như sau:
- Người nộp thuế có hợp đồng gia công theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã nhập khẩu.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP
“Điều 11
2. b) Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.”
Tuy nhiên quy định về trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nêu trên được sửa đổi tại Điểm b Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/-3/2021 như sau:
Sửa cụm từ “được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu” thành “được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu để gia công sản phẩm nhập khẩu”.
Thêm vào đó, khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh