Thuế, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Nhằm nâng cao chất lượng quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế tiến hành kiểm tra thuế để từ đó khắc phục những thiếu sót, tránh gây thất thu nguồn ngân sách Nhà nước. Vậy thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế có những quyền hạn và nhiệm vụ gì trong việc ra quyết định và thực hiện kiểm tra thuế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 112 Luật Quản lý thuế năm 2019, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thuế. Khi đó, thủ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây.
- Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế.
Một trong những nguyên tắc của kiểm tra thuế, thanh tra thuế được quy định tại Điều 107 Luật Quản lý thuế năm 2019 là “Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.”. Theo đó, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cần đảm bảo việc quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, từ nội dung đến thời hạn, tránh việc áp dụng không rõ ràng, không minh bạch.
- Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 Luật Quản lý thuế năm 2019 về tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế.
- Gia hạn thời gian kiểm tra.
Trong quá trình tiến hành kiểm tra thuế sẽ phát sinh những sự việc, hoạt động cần làm rõ mà vượt quá thời hạn đã ghi trong quyết định kiểm tra thuế được ban hành trước đó. Trong trường hợp này thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền gia hạn thêm thời gian để phục vụ cho công tác kiểm tra.
- Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kết luận, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 112 Luật Quản lý thuế năm 2019, công chức quản lý thuế có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra thuế đối với người nộp thuế. Theo đó, công chức quản lý thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế.
Quyết định kiểm tra thuế được ban hành bởi thủ trưởng cơ quan quản lý thuế trước đó và được thông báo cho người nộp thuế nên công chức quản lý thuế khi thực hiện nhiệm vụ cũng cần đảm bảo nội dung, thời gian kiểm tra khớp với những gì đã thông báo, tránh ảnh hưởng đến người nộp thuế.
- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế.
- Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra kết luận, quyết định xử lý vi phạm về thuế.
Trong quá trình kiểm tra thuế nếu phát hiện sai phạm của người nộp thuế thì công chức quản lý thuế ghi rõ trong biên bản kiểm tra để từ đó có hướng xử lý hợp lý, kịp thời.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp Thuế 29/06/2021
Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở cảu người nộp thuế và trình tự, thủ tục thực hiện
Hỏi đáp Thuế 29/06/2021
Trình bày quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế khi bị kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Hỏi đáp Thuế 01/07/2021
Các trường hợp thanh tra thuế, quy định về quyết định thanh tra và thời hạn
Hỏi đáp Thuế 01/07/2021
Trình bày những nhiệm vụ cần thực hiện và quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế.
Tìm kiếm nhiều