2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế là một giai đoạn quan trọng trong khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ hoàn thuế. Từ bước này các cơ quan quản lý thuế mới đưa ra quyết định có hoàn thuế cho người nộp thuế hay không. Vậy những nội dung nào sẽ được kiểm tra, đặc biệt là đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nội dung kiểm tra hồ sơ hoàn thuế trong trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC, ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2021. Theo đó, kiểm tra hồ sơ thuế trong trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán, phiếu xuất kho, nhập kho; đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu trên hệ thống kế toán tập trung của cơ quan hải quan. Đồng thời kiểm tra thông tin trong hồ sơ hoàn thuế với các thông tin trên hệ thống liên quan đến tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu có số tiền thuế người nộp thuế đề nghị hoàn.
Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP – hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra nội dung kê khai của người nộp thuế về tỷ lệ khấu hao, cách tính tỷ lệ khấu hao.
Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP – hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sự phù hợp giữa định mức người nộp thuế phản ánh trong báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế nhập khẩu với định mức thực tế sản xuất, sổ sách, chứng từ kế toán, tài liệu kỹ thuật trong quá trình sản xuất có liên quan đến nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.
Trường hợp kiểm tra lần đầu hoặc chưa có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất, cơ quan hải quan phải kiểm tra cơ sở sản xuất, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất.
- Kiểm tra các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kết thúc việc kiểm tra, cơ quan hải quan phải xác định số tiền thuế được hoàn theo từng loại thuế, số tiền thuế không đủ điều kiện hoàn, lý do không đủ điều kiện hoàn.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng hoàn thuế đã nộp thuế nhập khẩu theo tờ khai hải quan đồng thời đã nộp thuế nhập khẩu theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan phải xác định số tiền thuế nhập khẩu được hoàn theo tờ khai hải quan và số tiền thuế nhập khẩu được hoàn theo Quyết định ấn định thuế.
- Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 10/TXNK Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 06/2021/TT-BTC trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- Lập dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 11/TXNK Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này hoặc gửi bằng fax, thư bảo đảm, hoặc giao trực tiếp cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế không thống nhất với dự thảo kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra, người nộp thuế phải giải trình với cơ quan hải quan thông qua hệ thống hoặc giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp với cơ quan hải quan. Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp, cơ quan hải quan lập biên bản làm việc.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế hết thời hạn giải trình, thủ trưởng cơ quan hải quan đã ban hành Quyết định kiểm tra thực hiện ban hành kết luận kiểm tra.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh