2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ có trách nhiệm nộp phí này. Vậy việc quản lý, sử dụng phí sử dụng đường bộ được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trước hết, các tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 70/2021/TT-BTC ngày 12/8/2021 gồm:
“Điều 4
2. Tổ chức thu phí bao gồm:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.
b) Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại điểm a Khoản này) nộp về Cục Đăng kiểm Việt Nam để Cục Đăng kiểm Việt Nam khai, nộp phí theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.”
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 70/2021/TT-BTC ngày 12/8/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.
Trong trường hợp Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí, thì được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định. Số tiền còn lại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Tổng cục Đường bộ Việt Nam mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.
Lưu ý: Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm.
Thêm vào đó, theo quy định của Khoản 3 Điều 8 Thông tư này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nộp 98,8% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương của Bộ Giao thông vận tải theo Tiểu mục quy định hiện hành của Nhà nước để chi cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu giao thông đường bộ theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 70/2021/TT-BTC ngày 12/8/2021, đơn vị đăng kiểm quản lý số tiền phí thu về như sau:
- Trích để lại một phẩy ba mươi hai phần trăm (1,32%) số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để chi cho các nội dung:
+ Trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.
+ Trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền được để lại (1,32%) để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc.
- Trả lại tiền phí đối với các trường hợp không chịu phí.
- Tổ chức thu phí chuyển số tiền còn lại sau khi trừ đi số tiền quy định về tài khoản chuyên thu của Cục Đăng kiểm Việt Nam (chuyển tiền trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng thương mại).
Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí sử dụng đường bộ, Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm.
Số tiền phí để lại chi của tổ chức thu phí được chia làm 02 trường hợp theo quy định của Khoản 4 ĐIều 8 Thông tư số 70/2021/TT-BTC.
- Trường hợp 1: Tổ chức thu phí áp dụng cơ chế tài chính doanh nghiệp: số tiền phí được để lại là doanh thu của đơn vị và thực hiện khai, nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định pháp luật về thuế.
- Trường hợp 2: Tổ chức thu phí là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, số tiền phí được để lại quản lý, sử dụng theo quy định.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về phí và lệ phí
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh