2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ quan quản lý thuế là cơ quan được Nhà nước trao thẩm quyền để giải quyết, quản lý các vấn đề liên quan đến thuế: nộp thuế, hoàn thuế, tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế,… với nhiệm vụ đảm bảo công tác quản lý tốt, tránh thất thu nguồn ngân sách Nhà nước từ thuế. Vậy làm thế nào để cơ quan quản lý thuế quản lý tốt việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế? Khi nào thì tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Luật Quản lý thuế năm 2019, kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế sẽ do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ thuế được quy định như sau:
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Hồ sơ thuế được quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 được hiểu là:
“Điều 3
9. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, không thu thuế; hồ sơ hải quan; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.”
Đối với mỗi loại hồ sơ trên sẽ bao gồm những giấy tờ, tài liệu khác nhau nên sau khi tiếp nhận hồ sơ thuế từ phía người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ trực tiếp kiểm tra tại trụ sở của mình để xác thực thông tin.
Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế. Từ đó đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc có biện pháp xử lý.
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định của Luật Hải quan năm 2014 và các nghị định, thông tư có liên quan.
Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế căn cứ tại Khoản 2 Điều 109 Luật Quản lý thuế năm 2019 được quy định như sau:
- Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan mà phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, đồng thời bị xử phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019, Luật Hải quan năm 2104 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trốn thuế theo quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế năm 2019 được hiểu là việc thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp hoặc trốn tránh hẳn nghĩa vụ nộp thuế. Ví dụ như hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp,… Khi bị cơ quan quản lý thuế phát hiện những hành vi này, người nộp thuế ngoài việc bị xử phạt còn có trách nhiệm nộp đủ số thuế vào ngân sách Nhà nước.
- Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.
+ Khi người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận.
+ Nếu người nộp thuế không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
+ Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế tạo cơ sở để đánh giá tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, mức độ tuân thủ pháp luật thuế để từ đó đưa ra biện pháp xử lý sao cho hợp lý.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh