2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
VKFTA (Vietnam – Korea Free Trade Agreement) là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc ký kết vào ngày 5/5/2015, có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. Hiệp định này nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, mở cửa thị trường để giao thương hàng hóa giữa hai quốc gia. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh chủ yếu trình bày về hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa hai thị trường, về thuế quan, hải quan và những thay đổi mới nhất trong thời kỳ hiện nay.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa được nhập khẩu, cũng như xuất khẩu giữa hai quốc gia, Việt Nam và Hàn Quốc đã đề ra quy định về cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan tại Điều 2.3 VKFTA như sau:
- Trừ trường hợp được quy định khác trong Hiệp định, mỗi Bên sẽ phải cắt giảm dần hoặc xóa bỏ thuế hải quan của mình đối với hàng hóa có xuất xứ dựa theo Biểu cam kết tại Phụ lục 2-A.
- Khi có đề nghị của một Bên, các Bên phải tham vấn để xem xét việc đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với một mặt hàng sẽ thay thế cho bất kỳ mức thuế hay lộ trình được xác định trong Biểu cam kết tại Phụ lục 2A đối với mặt hàng đó khi được mỗi Bên chấp thuận dựa theo các thủ tục pháp lý.
- Bên trong hai Bên có quyền đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan vào bất kể lúc nào nếu có ý định sửa đổi Biểu thuế ở Phụ lục 2-A. Tuy nhiên, Bên thay đổi cần nhanh chóng thông báo cho Bên kia thông qua công hàm ngoại giao sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết trong nước để sửa đổi có hiệu lực.
Bất cứ sự nhượng bộ nào của một Bên trong việc đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan sẽ không thể được rút lại.
- Nếu bất cứ Bên nào giảm mức thuế suất tối huệ quốc đã được áp dụng của mình sau ngày 20/12/2015 sẽ được áp dụng đối với hoạt động thương mại thuộc Hiệp định nếu mức thuế suất đó thấp hơn mức được tính toán trong phụ lục 2-A.
Theo quy định tại ĐIều 4.2 VKFTA:
“Điều 4.2
1. Nhằm tạo thuận lợi thương mại song phương, mỗi Bên phải áp dụng hoặc duy trì thủ tục hải quan được đơn giản nhằm dễ dàng cho việc giải phóng hàng.”
Để làm được điều này các Bên cần áp dụng như sau:
- Quy định hàng được giải phóng trong khoảng thời gian không quá thời gian cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định hải quan trong nước.
- Quy định việc tạo nộp và xử lý thông tin hải quan điện tử trước khi hàng đến nhằm giúp hàng được giải phóng khi đến.
- Cho phép hàng hóa được giải phóng tại nơi hàng đến, không tạm thời chuyển lưu kho hoặc chuyển địa ddiemr khác.
- Cho phép nhà nhập khẩu được lấy hàng trước khi có quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về thuế hải quan, phí và nghĩa vụ hải quan khi những khoản này chưa thể được xác định trước hoặc ngay khi hàng đến, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các yêu cầu liên quan.
- Theo thông tin từ Bộ Công thương, Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới, ngày 15 tháng 7 năm 2021, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã có thông báo về việc thay đổi thời hạn và phương thức kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra trong năm 2021. Cụ thể:
+ Thời hạn hoàn thành hồ sơ: ngày 30 tháng 8 năm 2021.
+ Phương thức nộp hồ sơ: các doanh nghiệp có tên trong danh sách kiểm tra nộp hồ sơ tại cổng trực tuyến: https://impfood.mfds.go.kr.
Đây là hình thức kiểm tra lâm thời thay thế cho hoạt động kiểm tra tại hiện trường do các chuyên gia MFDS thực hiện định kỳ.
- Nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam đặc biệt là mặt hàng trái cây tươi và trái cây chế biến sang Hàn Quốc và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận, kết nối với các đối tác tiềm năng tại thị trường Hàn Quốc, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) đã phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tổ chức “Hội thảo giao thương trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam sang hệ thống phân phối của Hàn Quốc”. Hội thảo diễn ra trong 3 ngày từ ngày 27-29/7/2021 theo hình thức trực tuyến và miễn phí đăng ký tham dự cho toàn bộ doanh nghiệp.
- Trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Hàn Quốc đạt 23,7 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2020 (Cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương) Trong đó,
+ Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 7,1 tỷ USD, tăng 14,3%.
+ Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 16,6 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020.
+ Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2020. Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Tính lũy kế đến 20/5/2021, Hàn Quốc có 9.076 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt gần 72 tỷ USD.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Hiệp định về thuế ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia khác
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh