2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa, người nộp thuế cần gửi hồ sơ nộp thuế đến cơ quan quản lý thuế. Theo đó, cơ quan này sẽ tiến hành phân loại hồ sơ thuế để có thể giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, chính xác yêu cầu hoàn thuế cho người nộp thuế.
- Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019, số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13 tháng 9 năm 2019.
- Điều 22 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế 2019.
- Khoản 2 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC, ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2021.
Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
- Hồ sơ thuộc diện này bao gồm các trường hợp dưới đây:
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu.
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế.
- Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước.
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng.
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ. Cụ thể của các loại hồ sơ này lại được chia thành các đối tượng khác nhau theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC:
+ Người nộp thuế trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Người nộp thuế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
+ Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
+ Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu.
Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc các trường hợp nêu trên.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan đặt ra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ, phân loại hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thông qua Hệ thống theo Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp bản giấy thì thông báo theo Mẫu số 04/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần giải trình, bổ sung, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế thông qua Hệ thống theo Mẫu số 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp bản giấy thì thông báo theo Mẫu số 05/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BTC.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh