2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
“Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải” (Khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014).
Vậy đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thủ tục miễn thuế được quy định thế nào khi là thủ tục hải quan. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
- Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Thủ tục này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 như sau:
+ Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
+ Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị.
Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế kê khai chi tiết hàng hóa trên tờ khai hải quan.
+ Trường hợp không kê khai chi tiết được trên tờ khai hải quan, người nộp thuế lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VIIa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII và đính kèm tờ khai hải quan.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VIIa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 16 Phụ lục VII.
Các phụ lục trên được đính kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016, thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa vượt định mức miễn thuế của tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Tuy nhiên Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về Khoản 2 Điều 8 nêu trên. Do đó ta xét thủ tục miễn thuế đối với trường hợp của Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP:
“Điều 7
2. mức miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển (gồm đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe gắn máy) là 01 cái hoặc 01 bộ đối với mỗi tổ chức hoặc cá nhân.”
Như vậy, chỉ miễn thuế nhập khẩu đối với 01 cái hoặc 01 bộ cho tổ chức khi đó là tài sản di chuyển. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Khoản 4 Điều 31 số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016:
- Hồ sơ đề nghị miễn thuế được gửi đến Tổng cục Hải quan chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi làm thủ tục hải quan.
- Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính ban hành quyết định miễn thuế hoặc thông báo không miễn thuế trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Hải quan;
- Căn cứ hồ sơ hải quan và quyết định miễn thuế của Bộ Tài chính, người nộp thuế và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh