2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trên thực tế, không phải thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nào cũng ở dưới dạng bằng tiền, ví dụ như thu nhập từ thừa kế là bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng là hiện vật,… Vậy có cần quy đổi những thu nhập này ra Đồng Việt Nam hay không? Tỷ giá quy đổi được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 6 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định về thu nhập chịu thuế bằng ngoại tệ như sau:
“Điều 6
1.Thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập.”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012, ngoại tệ được hiểu là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu u và Đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Tỷ giá quy đổi thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nhận được bằng ngoại tệ tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Thêm vào đó, đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam (Điều 13 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013). Mà tỷ giá hối đoái của Đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
Theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, kể từ ngày 01/01/2015, trường hợp cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh bằng ngoại tệ, tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
“Điều 4
2. Trường hợp người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam thì người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế căn cứ số tiền Việt Nam Đồng trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước và tỷ giá quy định tại Khoản này để quy đổi thành số tiền bằng ngoại tệ để thanh toán cho khoản nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ, cụ thể như sau:
Trường hợp nộp tiền tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.”
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007:
“Điều 6
2.Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.”
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không bằng tiền có thể kể đến như thu nhập từ quà tặng là ô tô, quyền sử dụng đất,… Những khoản thu này vẫn thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân nên sẽ quy đổi ra Đồng Việt Nam để thực hiện việc nộp vào ngân sách Nhà nước. Tỷ giá quy đổi phụ thuộc vào giá thị trường của hiện vật tại thời điểm phát sinh.
Ví dụ, anh A được hưởng thừa kế một chiếc ô tô từ mẹ ruột của mình, Nhà nước sẽ tiến hành định giá chiếc xe kể từ thời điểm mở thừa kế để xác định số thuế thu nhập cá nhân mà các chủ thể có nghĩa vụ nộp. Định giá vào thời điểm mở thừa kế là bởi theo Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người thừa kế phát sinh quyền đối với tài sản do người có di sản chết để lại.
Quy định về tỷ giá quy đổi thu nhập bằng ngoại tệ hoặc không bằng tiền giúp cơ quan quản lý thuế dễ dàng xác định số thuế thu nhập cá nhân mà các chủ thể cần nộp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh