2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thực tế thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, có không ít người nộp thuế không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Để kiểm soát tình trạng này, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, Nhà nước quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Điều 124 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định các trường hợp sau đây bị cưỡng chế hành chính:
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định
Tiền thuế nợ theo Khoản 17 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 được hiểu là:
“Điều 3
17. Tiền thuế nợ là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.”
Nhà nước quy định thời hạn 90 ngày kể từ khi hết hạn nộp thuế và các khoản thu khác mà người nộp thuế vẫn không hoàn thành nghĩa vụ thuế thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế
Gia hạn nộp thuế được áp dụng cho các trường hợp do Nhà nước quy định như ngành, nghề sản xuất kinh doanh trong trường hợp khó khăn đặc biệt vào từng thời kỳ nhất định. Tuy nhiên người nộp thuế chỉ được gia hạn thời gian để khắc phục tình hình của mình và có nghĩa vụ hoàn thành việc nộp thuế trong thời hạn quy định.
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
Giả định hành vi phát tán tài sản thành công và người có tiền thuế nợ bỏ trốn thành công thì ngân sách Nhà nước sẽ bị thâm hụt nặng nề. Thêm vào đó việc tìm kiếm người nộp thuế cũng khó khăn và mất thời gian cũng như nhân lực nên khi phát hiện có các hành vi trên cơ quan quản lý thuế sẽ ngay lập tức áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
- Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được ghi nhận tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Thêm vào đó, theo quy định tại Khoản 7 Điều này, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Các trường hợp này được quy định tại Khoản 5,6 Điều 124 Luật Quản lý thuế năm 2019:
- Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019
Việc nộp tiền thuế nợ được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021:
“Số lần nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ, thủ tục nộp dần tiền thuế nợ được thực hiện theo quy định tại khoản 67 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.”
Theo đó, người có tiền thuế nợ được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau:
“a) Tiền thuế nợ từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng;
b) Tiền thuế nợ trên 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng;
c) Tiền thuế nợ trên 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng;”
Hồ sơ nộp tiền thuế nợ bao gồm:
+ 01 bản chính Công văn đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế theo mẫu số 30/CVNDTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.
+ 01 bản chính Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này đối với trường hợp thư bảo lãnh bản giấy. Trường hợp bảo lãnh điện tử thì người nộp thuế không phải nộp chứng từ này.
Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Thẩm quyền quy định số lần nộp dần và hồ sơ, thủ tục về nộp dần tiền thuế nợ thuộc về bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính giúp cơ quan quản lý thuế thực hiện tốt hơn công tác của mình, đảm bảo nghĩa vụ thuế của người nộp thuế được chấp hành nghiêm chỉnh, và đảm bảo hiệu quả nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh