2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hoàn thuế theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý thuế năm 2019 được hiểu là việc cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách Nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách Nhà nước. Vậy đối với thuế giá trị gia tăng, có những trường hợp nào được hoàn thuế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Có 04 trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008:
Trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. Theo đó cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế khi:
“Điều 1
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.”
- Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.
Các trường hợp không được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định trên là:
+ Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn Điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư năm 2020, hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động
+ Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
Các trường hợp chuyển đổi, sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Khoản 3 Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
Trong trường hợp này, khi có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo tháng:
“Điều 13
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.”
Tuy nhiên Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 đã sửa đổi như sau:
- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan năm 2014.
- Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục và người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế năm 2019.
Trên đây là quy định về các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh