Xử lý thế nào khi biên lai bị mất, cháy, hỏng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:57 (GMT+7)

Trình bày hướng xử lý trong trường hợp biên lai bị mất, cháy, hỏng.

Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí đặt in mua của cơ quan quản lý thuế hoặc tự in bị mất, cháy hoặc hỏng dẫn đến không sử dụng được nữa. Vậy khi đó sẽ xử lý như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về việc xử lý thế nào khi biên lai bị mất, cháy, hỏng.

1. Biên lai đặt in, tự in là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước, biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Có 03 loại biên lai là biên lai điện tử, biên lai đặt in và biên lai tự in. Trong đó:

Biên lai đặt in là biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí hoặc do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức thu phí, lệ phí.

Biên lai tự in là biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí.

2. Xử lý biên lai đặt in, tự in trong trường hợp mất, cháy, hỏng

Xử lý biên lai đặt in, tự in trong trường hợp mất, cháy, hỏng được quy định tại Điều 40 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

2.1. Trường hợp phát hiện mất, cháy, hỏng khi đã lập hoặc chưa lập biên lai

Tổ chức thu các khoản phí, lệ phí nếu phát hiện mất, cháy, hỏng biên lai đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp với nội dung như sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng biên lai

+ Mã số thuế, địa chỉ; căn cứ biên bản mất, cháy, hỏng

+ Tên loại biên lai

+ Ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai từ số… đến số…

+ Số lượng biên lai bị mất, cháy, hỏng

+ Liên biên lai

Thời gian nộp thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp: chậm nhất không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng biên lai.

Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Báo cáo về việc mất, cháy, hỏng biên lai thực hiện theo Mẫu số BC21/BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

2.2. Trường hợp người nộp thuế, người nộp phí, lệ phí làm mất, cháy, hỏng chứng từ, biên lai

Trong trường hợp này người nộp thuế, người nộp phí, lệ phí được sử dụng bản chụp liên lưu tại tổ chức thu thuế, phí, lệ phí, trên đó có xác nhận, đóng dấu (nếu có) của tổ chức thu phí, lệ phí kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng biên lai để làm chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính.

Do bị mất biên lai, chứng từ gốc, không thể đối chứng nên khi sử dụng liên lưu tại tổ chức thu thuế, phí, lệ phí thì các tổ chức này và người nộp chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng biên lai.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư