2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trên thực tế, nhiều người nộp thuế không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với Nhà nước mà thông qua chủ thể khác như ngân hàng thương mại hay người bảo lãnh nộp tiền thuế. Việc này đồng nghĩa rằng khi người nộp thuế có hành vi vi phạm dẫn đến bị xử phạt hành chính về thuế thì các chủ thể này có trách nhiệm trích tiền của người nộp thuế để hoàn thành việc nộp phạt thay cho họ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về xử phạt đối với vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế.
Theo quy định của Điều 144 Luật Quản lý thuế năm 2019, các chủ thể trên có trách nhiệm sau:
- Ngân hàng thương mại thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
Phát sinh trách nhiệm này bởi ngân hàng thương mại giúp quản lý tài khoản của người nộp thuế, thay mặt người nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước.
- Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế.
Biện pháp phạt tiền sẽ được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong trường hợp những chủ thể này không hoàn thành trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020:
- Đối với ngân hàng thương mại
Phạt tiền tương ứng với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước (trừ số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ thanh toán cho người nộp thuế)
Tuy nhiên ngân hàng thương mại không bị xử phạt trong trường hợp các tài khoản của người nộp thuế tại ngân hàng thương mại đó không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền mà người nộp thuế phải nộp.
- Đối với người bảo lãnh
Người bảo lãnh phải nộp thay tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) cho người nộp thuế theo nội dung cam kết tại văn bản bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp vào ngân sách Nhà nước.
Nếu quá thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người bảo lãnh chưa thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì người bảo lãnh bị tính tiền chậm nộp do chậm nộp tiền thuế, tiền phạt và bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019.
Như vậy, ngân hàng thương mại và người bảo lãnh nộp tiền thuế bị xử phạt khi không hoàn thành trách nhiệm của mình đối với người nộp thuế dẫn đến vi phạm hành chính về thuế.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh