2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân và đất nước. Một người có quốc tích có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Theo quy định tại Điều 1, Luật Quốc tịch Việt Nam, Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Vậy các quy định của pháp luật về người có quốc tịch Việt Nam là gì? Chúng tôi sẽ trình bày trong bài viết dưới đây.
Căn cứ quy định btaij Điều 13, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày 01/07/2009 và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Bên cạnh đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/07/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 01/07/2009, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 14, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008:
- Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật quốc tịch Việt Nam, cụ thể:
+ Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
+ Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
+ Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
- Được nhập quốc tịch Việt Nam;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008; cụ thể:
+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
- Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh