2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân và đất nước. Một người có quốc tích có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Theo quy định tại Điều 1, Luật Quốc tịch Việt Nam, Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Pháp luật quy định như thế nào về việc huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam?
Điều 33, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định các căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm:
- Người đã nhập quốc tịch Việt Nam, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.
- Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.
Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 34, Luật Quốc tịch Việt Nam như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi là căn cứ huỷ bỏ Quyết định nhập quốc tịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
- Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi là căn cứ huỷ bỏ Quyết định nhập quốc tịch lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
- Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Căn cứ tại Điều 23, Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ kiến nghị huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm các thành phần sau:
- Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người có hành vi là căn cứ huỷ bỏ Quyết định nhập quốc tịch thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có.
- Trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi là căn cứ huỷ bỏ Quyết định nhập quốc tịch kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người đó thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh