Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được pháp luật quy định như thế nào?

Thứ tư, 26/04/2023, 16:37:08 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi những quy định của pháp luật về Đăng ký giao dịch bảo đảm phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Có như vậy mới thu hút được nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam vì nguồn vốn của họ được đảm bảo an toàn theo pháp luật Việt Nam cũng như các nhà đầu tư trong nước dễ dàng trong việc hợp tác phát triển. Một trong những vấn đề mà các bên khi tham gia giao dịch quan tâm đó chính là thông tin về biện pháp bảo đảm nhằm để những người có quyền lợi, nghãi vụ liên quan được biết. Vậy cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được pháp luật quy định như thế nào? Cùng theo dõi bài viết đưới đây của Luật Hoàng Anh.

Căn cứ pháp lý

- Bộ luật dân sự năm 2015;

- Nghị định 99/2022/NĐ-CP Nghị định về đăng kí biện pháp bảo đảm;

- Nghị định Số: 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;

- Nghị định Số: 21/2021/NĐ-CP Nghị định quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm?

Đăng ký Giao dịch bảo đảm là thủ tục pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm công khai tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm và là một trong những cách thức làm phát sinh hiệu lực pháp luật đối với người thứ ba. Việc đăng ký là điều kiện thế giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định. Thông tin về Giao dịch bảo đảm được cơ quan đăng ký có nhầm quyền cung cấp là chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm và là căn cứ để xác định thứ tự sau tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cung cấp thông tin theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Nội dung cung cấp thông tin

Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Trung tâm Đăng ký cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu để làm cơ sở chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến tài sản bảo đảm.

Theo khoản 1 điều 50 Nghị định 99/2022/NĐ-CP Nghị định về đăng kí biện pháp bảo đảm thì “Nội dung cung cấp thông tin là thông tin về biện pháp bảo đảm đã được đăng ký và trong phạm vi yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Phương thức yêu cầu cung cấp thông tin

Để đảm bảo cho quyền lợi của mình, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin thực hiện theo một trong các phương thức sau:

- Đối với thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, động sản, cây hằng năm, công trình tạm, nộp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo Mẫu số 09d hoặc Mẫu số 12c tại Phụ lục Nghị định 99/2022/NĐ-CP Nghị định về đăng kí biện pháp bảo đảm đến cơ quan đăng ký theo thẩm quyền tương ứng quy định tại khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP Nghị định về đăng kí biện pháp bảo đảm và theo cách thức quy định . Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến thì áp dụng theo quy định trong nộp hồ sơ đăng ký tại Điều 24 Nghị định 99/2022/NĐ-CP Nghị định về đăng kí biện pháp bảo đảm.

Đối với thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay thì việc yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển hoặc pháp luật về hàng không;

- Tự tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu thông qua mã số sử dụng cơ sở dữ liệu.

Tổ chức, cá nhân tự tra cứu thông tin theo quy định tại điểm này có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 99/2022/NĐ-CP cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc gửi yêu cầu bằng văn bản đến cơ quan này.

Mã số sử dụng cơ sở dữ liệu có thể là mã số sử dụng thường xuyên hoặc mã số sử dụng một lần trong tra cứu thông tin.

Thủ tục giải quyết yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin

- Cơ quan đăng ký từ chối cung cấp thông tin và thực hiện việc từ chối áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP Nghị định về đăng kí biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Yêu cầu cung cấp thông tin không đúng thẩm quyền;

- Kê khai Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không đúng hướng dẫn kê khai trên Mẫu số 09d, Mẫu số 12c tại Phụ lục Nghị định 99/2022/NĐ-CP Nghị định về đăng kí biện pháp bảo đảm hoặc kê khai thông tin không đúng với quy định của pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển hoặc pháp luật về hàng không;

- Người yêu cầu cung cấp thông tin không nộp phí, trừ trường hợp pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan quy định khác.

Khi không có căn cứ quy định từ chối cung cấp thông tin, cơ quan đăng ký trả kết quả cung cấp thông tin cho người yêu cầu trong thời hạn quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP  và theo cách thức quy định tại Điều 17 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Việc sử dụng chữ ký, con dấu trong cung cấp thông tin áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Hoạt động cung cấp thông tin giữa cơ quan đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong hoạt động cung cấp thông tin

Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định những cơ quan sau đây có thẩm quyền cung cấp thông tin:

- Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, trừ trường hợp pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải có quy định khác.

- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc đăng ký quyền lưu hành tài sản.

- Tòa án nhân dân, Trọng tài, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, người có thẩm quyền của các cơ quan này.

- Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên.

- Cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của luật, người có thẩm quyền của cơ quan này.

Nội dung cung cấp thông tin

Khác với hoạt động cung cấp thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu. Hoạt động cung cấp thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP không áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 52 Nghị định này tống đạt hoặc gửi Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật để cơ quan đăng ký thi hành theo quy định của pháp luật về tố tụng, pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật khác liên quan.

Nội dung thông tin cung cấp của cơ quan có thẩm quyền, của người có thẩm quyền quy định tại Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP là để phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ hoạt động tố tụng, hoạt động thi hành án dân sự có liên quan, bao gồm:

- Thông tin liên quan đến bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm, thời điểm đăng ký hoặc thông tin khác được lưu tại Sổ đăng ký hoặc Cơ sở dữ liệu do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP cung cấp theo yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP;

- Thông tin liên quan đến tài sản do cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.