2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi muốn bán hoặc tặng cho một phần diện tích đất đã được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì cá nhân cần thực hiện việc tách sổ đỏ theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất đó. Vậy tách sổ đỏ yêu cầu những giấy tờ gì và thủ tục tiến hành như thế nào? GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư đất đai giỏi tư vấn pháp luật miễn phí hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 quy định chi tiết nghị định 01/2017 ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, Sổ đỏ là thuật ngữ được gọi tắt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Xuất phát có tên gọi là Sổ đỏ do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất có bìa ngoài màu đỏ.
Tách sổ đỏ (tách thửa đất) là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chia mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh khác nhau nhưng vẫn đáp ứng được các quy định về diện tích tối thiểu. Thửa đất được tách phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Cụ thể:
+Thửa đất được hình thành từ việc tách sổ đỏ phải đảm bảo chiều rộng mặt tiền và diện tích tối thiểu theo quy định của từng UBND tỉnh/thành phố
+Thửa đất không thuộc những trường hợp không được phép tách thửa theo quy định của từng UBND tỉnh/thành phố
+Các điều kiện riêng khác tùy từng địa phương nơi có đất.
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT cần có đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Đất còn thời hạn sử dụng.
- Thửa đất dự định tách đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ đề nghị tách sổ đỏ bao gồm những giấy tờ sau đây:
+ Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, văn bản thỏa thuận việc phân chia tài sản đã công chứng hoặc chứng thực đối với trường hợp tách sổ đỏ trong phân chia tài sản chung, tài sản thừa kế hoặc giấy tờ hợp lệ tương ứng;
+ Chứng minh thư, hộ khẩu.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đề nghị tách sổ đỏ nêu trên tại Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện, hoặc nộp gián tiếp qua UBND cấp xã nơi có đất.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phải ra thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ.
- Cơ quan này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền tách sổ đỏ (đo đạc địa chính để chia tách thửa đất, lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ thửa đất).
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ này, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định và cấp sổ đỏ mới cho người sử dụng đất, tiến hành trao trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc gián tiếp qua UBND cấp xã (nếu cá nhân/hộ gia đình nộp hồ sơ tại đơn vị này).
Khi tách sổ đỏ thì cần phải trả phí đo đạc thửa đất và lệ phí cấp sổ đỏ. Cụ thể:
Thứ nhất: Phí đo đạc là khoản tiền mà người dân phải trả cho tổ chức dịch vụ đo đạc (không phải nộp cho Nhà nước) nên khoản tiền này tùy theo đơn vị cung cấp dịch vụ đo đạc quyết định. Phí đo đạc sẽ dao động từ 1,5 triệu đến 2.5 triệu, tùy thuộc vị trí, diện tích đất.
Thứ hai: Lệ phí cấp sổ đỏ
Theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp sổ đỏ là khoản thu mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất).
Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định lệ phí cấp Giấy chứng nhận do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định. Theo đó, căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp; ở mỗi địa phương sẽ có mức lệ phí cấp sổ đỏ khác nhau.
Ngoài ra, nếu khi tách sổ đỏ để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác, cần nộp thêm các lệ phí như: Lệ phí trước bạ nhà đất 0,5% ; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế thu nhập cá 2% x giá chuyển nhượng; Phí thẩm định hồ sơ; Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh thành khác nhau.
Trường hợp không thể tự mình tiến hành chuẩn bị hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước, chưa nắm rõ quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sang tên sổ đỏ hãy LIÊN HỆ NGAY 0908308123 với Công ty Luật Hoàng Anh để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ với CHI PHÍ TỐT NHẤT.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh